Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ nộp đơn kiện lên WTO nhằm "bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia" trước động thái áp thuế từ Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/2 thông báo sẽ gửi đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối lệnh áp thuế thêm 10% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ban hành nhắm vào toàn bộ hàng hóa Trung Quốc. Cơ quan này nhấn mạnh "sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia".
Trụ sở WTO tại Thụy Sĩ. Ảnh: AFP
Bắc Kinh chỉ trích Washington đơn phương áp thuế và vi phạm nguyên trọng các quy định của WTO. Hành động này "không giúp giải quyết những thách thức nội tại của Mỹ, nhưng lại gây phương hại đến hợp tác kinh tế và thương mại Mỹ - Trung", theo thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ nh́n nhận và giải quyết những thách thức nội tại của Mỹ, trong đó có cuộc khủng hoảng ma túy fentanyl, với tinh thần khách quan và lư trí, "thay v́ dùng biện pháp cưỡng ép nước khác như áp thuế". Bắc Kinh cho rằng Washington cần "sửa sai và thỏa hiệp", đối thoại thẳng thắn và củng cố hợp tác, quản lư bất đồng trên cơ sở b́nh đẳng, tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra vài giờ sau khi ông Trump kư sắc lệnh có hiệu lực từ 0h01 ngày 4/2 (12h01 ngày 5/2 giờ Hà Nội). Năng lượng nhập khẩu từ Canada sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico bị áp thuế 25%. Hầu như toàn bộ những mặt hàng khác từ Mexico và Canada chịu mức thuế 25% và toàn bộ hàng hóa Trung Quốc chịu áp thuế thêm 10%.
Chính quyền Trump cáo buộc giới chức Trung Quốc "không thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn ḍng chảy tiền chất điều chế fenanyl (thuốc giảm đau gây nghiện) đến các băng đảng tội phạm và không ngăn chặn hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay khẳng định "fentanyl là vấn đề của Mỹ". "Phía Trung Quốc đă hợp tác chống ma túy sâu rộng với Mỹ và đạt được những kết quả đáng chú ư", tuyên bố có đoạn. Cơ quan này cũng nhấn mạnh "không bên nào thắng trong chiến tranh thương mại".
WTO bị hạn chế phần lớn năng lực giải quyết khiếu nại pháp lư giữa các nước thành viên kể từ khi Mỹ chặn bổ nhiệm thành viên mới cho Cơ quan Phúc thẩm (SAB) của tổ chức này vào năm 2019, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Tất cả 7 thành viên của SAB, mỗi người làm việc theo nhiệm kỳ 4 năm, đều phải được bầu theo nguyên tắc đồng thuận và sẽ không thành viên mới nào được lựa chọn vào cơ quan này nếu Mỹ không bật đèn xanh.
Thành viên cuối cùng trong SAB đă kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30/11/2020. Trong 4 năm Tổng thống Joe Biden nắm quyền, Mỹ duy tŕ chính sách này bất chấp kêu gọi hợp tác từ các nước thành viên WTO.
Khi Guatemala đề nghị khởi động lại quy tŕnh bầu thành viên SAB vào tháng 1/2024, chính phủ Mỹ ra thông cáo phản đối và cho rằng "hệ thống cũ không c̣n hiệu quả đối với cả Mỹ lẫn nhiều nước thành viên", kêu gọi WTO cải cách và xây dựng cơ chế mới để phân xử những tranh chấp thương mại.
WTO hiện vẫn có thể thành lập hội đồng đánh giá từng vụ kiện. Tuy nhiên, báo cáo của hội đồng không thể gửi về SAB để ra phán quyết mang tính ràng buộc pháp lư là cho phép nước thắng kiện áp thuế lên bên thua kiện.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vào nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, Bắc Kinh cũng khởi kiện Washington lên WTO nhưng áp thuế trả đũa mà không chờ kết luận của WTO. Trung Quốc xuất siêu sang Mỹ, tức bán hàng sang Mỹ nhiều hơn mua hàng từ Mỹ, nên cuối cùng rơi vào t́nh trạng "hết mục tiêu" để áp thuế trả đũa.