Tối hậu thư của Nhà Trắng và sự nhượng bộ của Panama
Ngày 2/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đă đem theo tối hậu thư của Nhà Trắng tới cho Tổng thống Panama José Raúl Mulino: Hoặc giảm bớt hiện diện của Trung Quốc xung quanh Kênh đào Panama, hoặc đối mặt với phản ứng từ Mỹ.
Tại điểm công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông Rubio đă thăm kênh đào sau các cuộc gặp tại phủ tổng thống với ông Mulino.
Trong một động thái được coi là mang tính nhượng bộ rơ rệt, ông Mulino đă tuyên bố Panama sẽ không gia hạn thỏa thuận đầu tư hạ tầng năm 2017 với Bắc Kinh và đề xuất tiến hành các cuộc trao đổi với Mỹ nhằm làm rơ nghi ngờ của Tổng thống Donald Trump về khả năng Trung Quốc kiểm soát kênh đào.
Mô tả về cuộc gặp với ông Rubio là "tích cực", Tổng thống Mulino cho biết ông không nghĩ rằng các đe dọa của ông Trump sẽ tiếp diễn.
Thế nhưng ngay cả khi ông Rubio chưa rời Panama, Tổng thống Mỹ vẫn nhấn mạnh cảnh cáo giành lại quyền kiểm soát kênh đào mà Mỹ đă trao cho Panama năm 1999.
"Chúng ta sẽ lấy lại [kênh đào], hoặc một chuyện ǵ đó rất lớn sẽ xảy ra", ông Trump nói với báo giới tại căn cứ Andrews.
Nói tới kênh đào th́ "đó là điều bất khả thi, tôi không thể thương lượng được", ông Mulino khẳng định quan điểm từ trước khi ông Rubio đặt chân tới Panama, "Chuyện là thế. Kênh đào thuộc về Panama".
Theo quan chức Mỹ và Panama, trong các cuộc gặp kín ở phủ tổng thống, hai bên vẫn trao nhau những cái ôm ấm áp, nói đùa bằng tiếng Tây Ban Nha - thứ tiếng mà ông Rubio thành thạo, có tiến triển khi bàn tới những bước đi nhằm giảm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Panama, mở rộng hợp tác về vấn đề di cư, chống buôn lậu ma túy và tăng cường đầu tư của Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo về cuộc gặp của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ giảm nhẹ đi một chút những cảnh báo mà ông Trump đưa ra với Panama.
Ông Rubio đă "làm rơ rằng trạng thái hiện thời là không thể chấp nhận được" và nói rằng Panama đang vi phạm thỏa thuận trung lập, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết, "Nếu không thay đổi ngay lập tức, Mỹ sẽ cần tới những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của ḿnh theo hiệp ước".
Trong một động thái khác nhằm xoa dịu Washington, cơ quan quản lư kênh đào Panama hồi tháng trước đă tuyên bố sẽ mở một cuộc kiểm toán với một công ty có liên quan tới Trung Quốc, hiện đang điều hành 2 trong số các cảng của kênh đào.
Panama cũng đă kư một hợp đồng trị giá 2,5 triệu USD với BGR Government Affairs, công ty chuyên vận động hành lang ở Washington để t́m cách thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp hơn tới ṿng tṛn quan hệ thân cận của ông Trump.
Điểm công du đầu tiên được ông Rubio lựa chọn
Hầu hết các người tiền nhiệm của ông Rubio trong vài thập kỷ gần đây đều tới thăm London hoặc các đồng minh lớn khác của Mỹ trong chuyến công du đầu tiên. Theo WSJ, lựa chọn Panama làm điểm đến đầu tiên thể hiện mức độ biến động của ông Trump khi thay đổi các ưu tiên ngoại giao của Mỹ và tái tập trung chú ư vào Tây Bán cầu.
Chuyến công du với các điểm đến khác gồm El Salvador, Guatemala, Costa Rica và Cộng ḥa Dominica của ông Rubio được theo dơi chặt chẽ bởi Đan Mạch, Mexico và những quốc gia khác hiện đang chịu áp lực từ ông Trump.
Quyền kiểm soát kênh đào đă dần được trao trả cho Panama theo hiệp ước năm 1977 do Tổng thống Mỹ Jimmy Carter kư kết.
Trong chuyến thăm ngắn ngủi tới kênh đào hôm 2/2, ông Rubio đă đứng nh́n về phía tuyến đường thủy mù sương, gần một trong những chiếc khóa giúp nâng và hạ mực nước để tàu thuyền có thể trung chuyển từ Đại Tây Dương tới Thái B́nh Dương.
Những kho băi trên kênh đào do đơn vị vận hành cảng Hong Kong Hutchison Whampoa điều hành là vấn đề nan giải đối với chính quyền ông Trump, vốn xem hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng quanh kênh đào trong 3 thập kỷ qua là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Panama, và thậm chí một số cựu quan chức quân đội Mỹ cho rằng hạ tầng của Trung Quốc không đại diện cho một mối đe dọa an ninh, phá vỡ tính trung lập của kênh đào hay thể hiện rằng Panama đang nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc.
Việc ông Trump đe dọa lấy lại quyền kiểm soát kênh đào đă gây phẫn nộ ở Panama, khơi lại những kư ức không mấy tốt đẹp về các động thái can thiệp của Mỹ năm 1989 và cuộc bạo loạn năm 1964.
Khi đoàn xe tháp tùng ông Rubio đi qua Panama City, một vài tuyến đường c̣n treo cờ Panama và những tấm biểu ngữ đề "El Canal Es Nuestro" (Kênh đào là Của Chúng tôi). Một đám đông khoảng 200 người đă xuống đường tuần hành ở thủ đô để phản đối chuyến thăm. Trang nhất của tờ La Estrella de Panama th́ đăng bức h́nh minh họa cảnh tượng hỗn loạn với h́nh ảnh của ông Trump và ông Rubio.
Hồi tháng 12/2024, ông Trump đă cho rằng Trung Quốc "đang vận hành Kênh đào Panama" và đưa quân tới đồn trú ở đó. Ông cáo buộc Panama thu phí của Mỹ, cũng như những công ty Mỹ ở mức "nực cười" và "rất bất công" để trung chuyển qua kênh đào.
Chính phủ Panama đă lên tiếng phủ nhận các tuyên bố này. Ông Mulino, vốn là một luật sư và cựu bộ trưởng bộ công an trước khi đảm trách vị trí tổng thống đă bác bỏ các cáo buộc trên là "vô lư".
VietBF@ Sưu tập
|