Châu Âu nhóm họp giữa những rối loạn v́ Tổng thống Mỹ Trump và bài toán với Nga
Ông Trump đứng cùng Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (b́a trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khi dự hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2018. (Ảnh: Reuters)
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine cách đây 3 năm khiến các lănh đạo châu Âu tin rằng họ cần chi nhiều tiền hơn cho quốc pḥng. Ngày 3/2, lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Anh gặp nhau ở Brussels để thảo luận về một câu hỏi khó khăn: Làm thế nào để chi trả nhiều hơn?
Mối bận tâm đó trở nên cấp bách hơn từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine trong những năm xung đột, nhưng ông Trump cho biết sẽ nhanh chóng ngừng cấp tiền và để nhiệm vụ này cho châu Âu gánh vác.
Ông cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải tăng chi tiêu quốc pḥng lên 5% GDP, đáng kể so với mức 3% hoặc 3,5% mà NATO dự định sẽ thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào mùa hè năm nay.
Bản thân Mỹ chỉ chi khoảng 3,4% GDP cho quốc pḥng. EU cam kết sẽ chi nhiều hơn để phát triển năng lực răn đe và pḥng thủ, hiện tại đang nỗ lực mở rộng ngành công nghiệp quốc pḥng, chi tiêu hiệu quả hơn và hợp tác nhiều hơn.
Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ tham dự cuộc họp ngày 3/2, lần đầu tiên kể từ khi Anh rời khỏi EU. Một nội dung sẽ được thảo luận là liệu EU có huy động thêm tiền cho quốc pḥng thông qua quỹ vay chung hay không, như cách họ từng dùng để đối phó với COVID-19.
Nhưng vấn đề hóc búa là việc lập quỹ chung có thể cản trở nỗ lực của các quốc gia thành viên khi thực hiện yêu cầu riêng mà liên minh NATO đề ra về tăng tỷ lệ ngân sách quốc pḥng. Trong số 27 quốc gia EU dự cuộc họp ngày 3/2 có 23 quốc gia là thành viên NATO.
Tướng Christopher G. Cavoli, Tổng tư lệnh lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu, đă nêu ra yêu cầu cụ thể với các quốc gia thành viên NATO về trang thiết bị và lực lượng, cũng như hướng dẫn về cách ứng phó trong trường hợp bị tấn công.
Các quan chức và giới phân tích có chung quan điểm rằng châu Âu thiếu những yếu tố pḥng thủ quan trọng như pḥng không và tên lửa tích hợp, pháo và tên lửa chính xác tầm xa, vệ tinh và máy bay tiếp nhiên liệu trên không mà hiện chỉ có Mỹ cung cấp.
Giới phân tích cho biết, thay thế các hệ thống đó ở châu Âu sẽ mất ít nhất 5 năm, thậm chí 10 năm. Các nước châu Âu cũng muốn giảm sự trùng lặp. Ví dụ, Ukraine được cung cấp ít nhất 17 loại lựu pháo khác nhau trong mấy năm qua, không phải tất cả đều dùng một loại đạn.
Khi phải đối phó với Nga từ phía Đông và sự ủng hộ của ông Trump dao động ở phía Tây, các nhà lănh đạo châu Âu nhất trí cần kế hoạch phối hợp và mở rộng nguồn lực quân sự của ḿnh. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia và ưu tiên ngân sách khác nhau khiến việc định h́nh lại nền quốc pḥng châu Âu có thể sẽ khó khăn, tốn kém và kéo dài.
Ư nghĩa biểu tượng
Các nhà phân tích quốc pḥng tin rằng cuộc họp lần này mang ư nghĩa biểu tượng, cho thấy châu Âu đang nghiêm túc nghĩ về việc đối phó với Nga trong dài hạn và giảm phụ thuộc quân sự vào Mỹ.
“Điều này rất quan trọng đối với người châu Âu. Họ không có lựa chọn nào khác, v́ xung đột vũ trang đang diễn ra trên chính lục địa của họ”, bà Alexandra de Hoop Scheffer, quyền chủ tịch của Quỹ Marshall Đức, nhận xét.
Bà cho rằng răn đe Nga là “cuộc đấu tranh của nhiều thế hệ” ở châu Âu. “Nhưng các nhà lănh đạo chính trị của chúng ta đă không giải thích cho thế hệ trẻ nhiều về lư do v́ sao liên minh lại quan trọng và tại sao Ukraine phải giành chiến thắng trong cuộc xung đột này”, bà Scheffer cho biết.
Mối quan hệ của châu Âu với Washington cũng nằm trong chương tŕnh nghị sự của hội nghị ngày 3/2, trong đó các lănh đạo trao đổi với nhau về cách ứng phó với những đ̣i hỏi của ông Trump.
Các quan chức hy vọng hội nghị sẽ t́m ra cách khiến ông Trump từ bỏ ư tưởng mua lại Greenland . Ḥn đảo tự trị là lănh thổ của Đan Mạch - quốc gia thành viên EU và cũng là đồng minh của NATO. Các nhà lănh đạo Đan Mạch và Greenland tuyên bố ḥn đảo này không phải để bán và sẽ không được trao cho Mỹ.
Vấn đề Greenland cho thấy mối quan hệ giữa Washington và châu Âu có thể thay đổi mạnh mẽ như thế nào, khi ông Trump dường như sẵn sàng gây sức ép kinh tế và quân sự lên các đồng minh của Mỹ hơn cả đối thủ của ḿnh.
Theo NYT
VietBF@ Sưu tập