Mặc dù một số nhà máy chủ chốt thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng UAV từ phía Ukraine, ngành lọc dầu của Nga vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Đám cháy bốc lên từ kho dự trữ nhiên liệu Kristall tại căn cứ không quân Engels-2 (Ảnh: Kyiv Post).
Những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) được Ukraine tiến hành nhằm vào các nhà máy lọc dầu ở Nga trong thời gian gần đây đă làm dấy lên quan ngại về khả năng duy tŕ năng lực sản xuất nhiên liệu của Moscow.
Chỉ trong ṿng 8 ngày, Ukraine đă liên tục tập kích vào 3 nhà máy lọc dầu quy mô lớn ở miền nam và miền trung nước Nga, gồm cả các cơ sở do những "gă khổng lồ" trong ngành năng lượng như Lukoil và Rosneft, điều hành.
Vụ tấn công mới nhất diễn ra ngày 3/2 nhằm vào nhà máy lọc dầu của Lukoil ở vùng Volgograd đă gây hỏa hoạn cục bộ sau khi nhiều mảnh vỡ của các máy bay không người lái rơi xuống địa bàn buộc nhà máy phải đóng cửa tạm thời.
Volgograd là một trong những cơ sở lọc dầu lớn nhất nước Nga, từng xử lư 13,7 triệu tấn dầu vào năm 2023 và chiếm khoảng gần 7% sản lượng dầu diesel của cả nước. Việc đóng cửa khiến sản lượng dầu diesel của nhà máy giảm khoảng 10.000 tấn mỗi ngày.
Ukraine cũng đă tấn công vào nhà máy lọc dầu Volgograd của Lukoil ngày 31/1 và trước đó nữa là các cơ sở ở Ryazan và Nizhny Novgorod.
Thời gian gần đây, nhà máy Ryazan đă liên tục phải ngừng hoạt động do các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine, trong khi tác động đối với Volgograd chưa thể kiểm đếm hết.
Tuy nhiên, bất chấp những gián đoạn này, các chuyên gia trong ngành năng lượng cho rằng t́nh h́nh hiện vẫn có thể kiểm soát được.
Sergey Vakulenko, cựu Giám đốc Điều hành một công ty dầu mỏ của Nga hiện làm việc tại Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh Quốc tế cho biết: "Việc ngừng hoạt động một số nhà máy lọc dầu trong vài tuần là điều mà ngành công nghiệp dầu mỏ và nền kinh tế Nga có thể dễ dàng kiểm soát".
Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler, ước tính rằng tốc độ chế biến dầu thô của Nga có thể đă giảm xuống c̣n từ 5,2 đến 5,3 triệu thùng mỗi ngày, mức thường thấy trong các giai đoạn bảo tŕ theo mùa. Tuy nhiên, Moscow dường như có khả năng bù đắp cho những tổn thất sản xuất bằng cách tăng sản lượng tại các cơ sở khác.
Các cuộc tấn công nêu trên diễn ra khi Ukraine chủ động tăng cường chiến dịch phá hủy cơ sở hạ tầng của Nga. Kiev không chỉ tập kích các cơ sở năng lượng mà c̣n nhắm vào các nhà máy sản xuất đạn dược.
Các quan chức Ukraine tuyên bố, mục tiêu chính của họ là phá vỡ nguồn cung cho quân đội Nga và làm giảm khả năng sản xuất cũng như xuất khẩu dầu và nhiên liệu của Điện Kremlin, lĩnh vực vốn có đóng góp rất quan trọng vào ngân sách Nga.
T́nh h́nh càng trở nên phức tạp hơn do những lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt vào ngày 10/1, được mô tả là biện pháp cứng rắn nhất từ trước đến nay đối với các lợi ích dầu khí của Nga.
Các lệnh trừng phạt này của Mỹ nhắm vào các công ty lớn, trong đó có Gazprom Neft và Surgutneftegas cũng như phần lớn đội tàu vận chuyển dầu của Nga ra nước ngoài.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Nga vẫn duy tŕ vị thế là một trong những nước xuất khẩu dầu và nhiên liệu hàng đầu thế giới khi chuyển hướng thành công sang các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trước các lệnh trừng phạt của phương Tây yêu cầu đóng cửa thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
VietBF@sưu tập