Khó thở, ho sốt kéo dài, đau tức ngực là những dấu hiệu cảnh báo cúm mùa có thể biến chứng viêm phổi, cần theo dơi và sớm điều trị.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp diễn ra quanh năm do virus influenza gây ra. Ba chủng virus cúm ảnh hưởng tới người là cúm A, B, C. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết virus cúm A, B có khả năng dẫn đến nhiều đợt dịch bùng phát trên diện rộng. Ngược lại, virus cúm C gây bệnh nhẹ, giống cảm lạnh thông thường.
Thông thường người mắc bệnh cúm thường nhẹ và hồi phục trong ṿng 2-7 ngày. Song một số trường hợp bệnh cúm cũng có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm năo..., thậm chí dẫn đến tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm trên toàn cầu, trong đó 3-5 triệu ca bệnh nặng, khoảng 290.000-650.000 ca tử vong mỗi năm.
Cúm mùa có triệu chứng gồm sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho nặng, kéo dài kèm nôn, tiêu chảy. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trong khoảng 2-7 ngày, giảm dần triệu chứng. Trong một số trường hợp biểu hiện hô hấp nặng hơn sau vài ngày mắc cúm, có thể là dấu hiệu cúm biến chứng. Cụ thể người bệnh ho nhiều, ho có đờm đặc màu vàng, xanh hoặc lẫn máu, khó thở tăng dần, thở nhanh, thở gấp hoặc thở rít, cảm giác đau tức ngực, đau khi hít sâu hoặc ho.
Người bệnh cúm biến chứng viêm phổi có biểu hiện ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở... Ảnh minh họa: Trương Thế Vinh
Nếu người bệnh sốt cao liên tục hoặc sốt tái phát sau khi đă hạ sốt, mệt mỏi, suy kiệt nhanh chóng, không thể thực hiện hoạt động thường ngày, lơ mơ, ngủ li b́, mê sảng, khó đánh thức, trẻ bỏ bú, khóc yếu... là những biểu hiện nguy hiểm. Gia đ́nh cần sớm đưa người bệnh tới cơ sở y tế kiểm tra. Người bệnh có triệu chứng như tím tái môi, đầu ngón tay, ngón chân, khó thở khi nghỉ ngơi, tim đập nhanh bất thường, tụt huyết áp, chóng mặt... là t́nh trạng đặc biệt nguy hiểm, cho thấy cơ thể bị thiếu hụt oxy.
Theo bác sĩ Ngân, nhiều người thường chủ quan khi nhiễm cúm, tự ư dùng thuốc điều trị cúm tại nhà v́ nghĩ bệnh nhẹ, song diễn tiến lại nặng hơn, dẫn tới biến chứng. Khi nhiễm virus cúm, hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm thêm vi khuẩn khác như phế cầu hoặc virus cúm cũng có thể trực tiếp xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi.
Người mắc bệnh nền như bệnh phổi mạn tính, tim mạch, tiểu đường... có nguy cơ cao viêm phổi, biến chứng nguy hiểm khác khi nhiễm cúm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, xơ phổi làm suy yếu cấu trúc, chức năng của hệ hô hấp, niêm mạc phổi dễ bị tổn thương hơn khi virus tấn công.
Người mắc cúm cần uống nhiều nước, ăn đủ chất, nghỉ ngơi nhiều để tăng sức đề kháng chống lại bệnh, điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên pḥng ngừa cúm bằng cách tiêm vaccine hàng năm, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền... Chú ư vệ sinh hầu họng, răng miệng, tay hàng ngày. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc những người nghi ngờ nhiễm bệnh hô hấp, có biểu hiệu ho sốt.
VietBF@sưu tập