Sau nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đă có lời giải cho những câu hỏi lớn về cơ chế gây bệnh, phương pháp điều trị và tiên lượng của bệnh ung thư.
Cơ thể người là một cỗ máy tự làm mới không ngừng. Mỗi ngày, hàng tỷ tế bào cũ được thay thế bằng tế bào mới, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru - từ tim đập, ruột tiêu hóa đến da tái tạo. Tuy nhiên, đôi khi, quá tŕnh này xảy ra sai sót, các tế bào không chết đi hoặc ngừng phát triển như thông thường. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể biến thành ung thư.
Các nhà khoa học từ lâu đặt câu hỏi cách thức ung thư h́nh thành và phương pháp ngăn chặn. Dù chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh, trong những năm vừa qua, giới y khoa đă có các bước tiến lớn trong việc t́m hiểu và điều trị căn bệnh này.
Tại sao một số đột biến gene dẫn đến ung thư?
Các nhà khoa học từng cho rằng đột biến gene - những thay đổi trong tŕnh tự chữ cái của DNA - là nền tảng của tất cả các bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Douglas Hanahan, học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig ở Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết đột biến quan trọng, nhưng chúng không phải lời giải hoàn chỉnh đối với khối u. Một số đột biến không hoạt động trong suốt cuộc đời, v́ vậy không dẫn đến ung thư.
Ngoài đột biến DNA, c̣n những yếu tố khác làm thay đổi biểu hiện của gene. Đây được gọi là thay đổi biểu sinh, đóng vai tṛ rất lớn trong việc thúc đẩy ung thư. Các nhà khoa học chưa hiểu nguyên nhân dẫn đến các thay đổi biểu sinh. Yếu tố nguy cơ có thể bao gồm lăo hóa, chế độ ăn, môi trường, t́nh trạng viêm mạn tính.
Ô nhiễm và vi nhựa có thể gây ung thư cho con người không?
Các nhà khoa học từ lâu đă biết rằng một số hóa chất, như amiăng, radon, những chất trong khói thuốc lá và rượu, có thể gây ung thư. Nhưng trong những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nổi đă gióng lên hồi chuông cảnh báo ô nhiễm không khí, vi nhựa và các hóa chất vĩnh cửu (PFAS) cũng có thể gây ung thư.
"Có những dấu hiệu cho thấy những thứ này có thể gây ung thư, nhưng chúng ta chưa biết rơ cơ chế, thời điểm gây bệnh và loại ung thư cụ thể", tiến sĩ W. Kimryn Rathmell, cựu giám đốc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, cho biết.
Đến nay, các nhà khoa học chỉ có bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư. Loretta Erhunmwunsee, phó giáo sư phẫu thuật lồng ngực tại City of Hope, tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư quốc gia cho biết, các hạt bụi mịn, được gọi là PM 2.5, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú.
Thời điểm tiếp xúc với ô nhiễm có thể quyết định tỷ lệ ung thư. Nghiên cứu cho thấy người da đen tại Mỹ sống trong t́nh trạng ô nhiễm cao hơn nhiều so với nhóm dân số da trắng. Tỷ lệ ung thư phổi và tỷ lệ tử vong của họ cũng cao hơn so với các nhóm chủng tộc khác.
Minh họa ung thư phát triển trong cơ thể. Ảnh: Jun Chen
T́nh trạng viêm có liên quan thế nào đến ung thư?
Từ lâu, các nhà khoa học chứng minh rằng hóa chất trong môi trường có thể gây ra t́nh trạng viêm mạn tính, có thể dẫn đến ung thư. Robert Weinberg, giáo sư sinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts giải thích, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm đảo lộn sự cân bằng của hệ vi sinh, cho phép một số vi khuẩn nhất định phát triển mà không được kiểm soát. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể gây viêm mạn tính, dẫn đến ung thư đại tràng hoặc tuyến tụy, tiến sĩ Davendra Sohal, bác sĩ ung thư tại Trung tâm Ung thư Đại học Cincinnati, chuyên về ung thư đường tiêu hóa, cho biết.
Viêm cũng thúc đẩy ung thư trong các tế bào đă bị đột biến. Ví dụ, các hạt PM 2.5 gây viêm trong phổi, đánh thức các tế bào đột biến không hoạt động để thúc đẩy sự h́nh thành khối u.
V́ sao khối u có thể phát triển không kiểm soát?
Ung thư không chỉ là một nhóm tế bào bất thường. Các nhà khoa học hiện nay nhận thấy, khối u là các mô phức tạp, tạo thành từ tế bào ung thư cũng như tế bào b́nh thường. Một số trong đó là tế bào miễn dịch, vốn có nhiệm vụ ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc chữa lành vết thương. Chúng có công dụng tăng sinh tế bào mới, tạo ra các mạch máu, kích thích mô liên kết mới và tránh bị tấn công từ bộ phận khác của hệ thống miễn dịch. Đây là những khả năng mà các tế bào ung thư có thể chiếm đoạt vô thời hạn, nhằm hỗ trợ sự phát triển của chính chúng.
Trích dẫn công tŕnh năm 1980 của nhà nghiên cứu bệnh học Harvard, Harold Dvorak, tiến sĩ Hanahan cho biết: "Khối u là những vết thương không lành".
Con người có thể làm ǵ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ung thư?
Nhiều bệnh ung thư h́nh thành v́ những lư do nằm ngoài tầm kiểm soát, bất chấp các biện pháp pḥng ngừa tốt nhất, tiến sĩ Rathmell cho biết. Tuy nhiên, việc pḥng ngừa ung thư vẫn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc cải thiện tiên lượng.
Các nhà dịch tễ học hiện ước tính, 40% bệnh ung thư và ca tử vong do ung thư có thể do yếu tố nguy cơ pḥng tránh được, gồm hút thuốc lá, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng rượu bia và t́nh trạng thừa cân, béo ph́.
Một số bệnh nhiễm trùng, do virus viêm gan B và C, virus u nhú ở người và vi khuẩn H. pylori, cũng có thể gây ra một số bệnh ung thư. Tiêm vaccine pḥng HPV, sàng lọc viêm gan và H. pylori có thể làm giảm nguy cơ.
Cách điều trị ung thư "đúng" liệu có tồn tại?
Chỉ vài thập kỷ trước, giới y tế chưa có h́nh dung cụ thể về một tương lai ung thư được điều trị triệt để. Tuy nhiên, đến nay, các bác sĩ ung thư đă có ư tưởng rơ ràng hơn về tác động của hóa trị, hiệu quả từ phương pháp nhắm mục tiêu với từng bệnh nhân cụ thể. Họ chỉ định phác đồ chính xác hơn về vai tṛ của hệ thống miễn dịch.
Tiến bộ này đă mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới trong điều trị ung thư, được gọi là liệu pháp miễn dịch. Các bác sĩ hiện có thể sử dụng các tế bào T để điều trị ung thư phổi, da, cùng nhiều loại ung thư khác. Đây là phương pháp tiếp cận đằng sau liệu pháp tế bào T CART, phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị ung thư máu.
Liệu pháp miễn dịch thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống trong điều trị ung thư, đặc biệt ở khả năng nhắm mục tiêu chính xác, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, liệu pháp này không phù hợp cho tất cả loại ung thư hoặc mọi bệnh nhân. Việc phối hợp giữa các phương pháp cũ và liệu pháp miễn dịch có thể mang lại kết quả tốt nhất trong nhiều trường hợp.
VietBF@sưu tập