Cô gái xinh đẹp, tài giỏi Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo.
Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới đây nhận tin trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh sớm của Đại học Cornell. Đây là một trong 8 đại học Ivy League - nhóm tinh hoa nước Mỹ, đồng thời xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới theo QS 2025.
Theo học trong môi trường quốc tế từ bé nên Hà An hứng thú t́m hiểu về ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau. Càng t́m hiểu, nữ sinh càng cảm thấy thích thú, ṭ ṃ. Ngoài tiếng Anh, từ năm cấp 2, Hà An bắt đầu tự học thêm tiếng Trung và tiếng Nhật.
Cũng v́ đam mê với những ngoại ngữ này nên An học rất tự nhiên, chủ yếu thông qua xem phim, nghe nhạc và giao tiếp. Nhờ đó, nữ sinh Hà Nội có thể sử dụng thành thạo cả 3 ngoại ngữ.
Chính thức bắt tay chuẩn bị hồ sơ du học từ giữa năm lớp 11, Hà An cho rằng các trường đại học Mỹ muốn biết đến ứng viên qua con người thật ở các góc độ khác nhau chứ không chỉ thông qua bằng khen, giấy khen, kết quả trên trường.
V́ vậy, xuyên suốt hồ sơ, nữ sinh “thuyết phục” hội đồng tuyển sinh bằng việc thể hiện đă xác định con đường đi cho ḿnh từ rất sớm và đam mê với chuyên ngành muốn theo đuổi. Đa số hoạt động ngoại khóa của Hà An đều bắt nguồn từ niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế.
Chẳng hạn về học thuật, Hà An thường lựa chọn học các môn liên quan đến kinh tế như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô và luôn duy tŕ GPA trên lớp đạt tuyệt đối. Nữ sinh cũng tham gia nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế Cambridge vào mùa hè năm lớp 11 với chủ đề xoay quanh các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hà An c̣n thực hiện một số dự án như dạy kinh tế trong trại hè, kinh doanh trà và quần áo để gây quỹ, quản lư tài chính trong hội đồng học sinh của trường...
Không chỉ dừng lại ở đam mê với kinh tế, Hà An cũng thể hiện bản thân ở nhiều góc độ khác nhau. Nữ sinh yêu piano, thích karate, từng tham gia rất nhiều cuộc thi, biểu diễn trong và ngoài nước.
“Khi làm hồ sơ, em chỉ nghĩ đơn giản rằng hăy cứ là chính ḿnh, kể câu chuyện của riêng ḿnh. Điều đó sẽ cho hội đồng tuyển sinh thấy ḿnh đă từng bước trưởng thành và thay đổi thế nào”, Hà An nói.
Về bài luận, Hà An nh́n nhận nhiều người thường cố gắng viết thật “hoành tráng, bóng bẩy” nhưng điều đó lại khiến bài viết thiếu tính cá nhân, dễ thể hiện sự không chân thực. “Chẳng hạn, là một học sinh THPT nhưng lại bày tỏ quan điểm về sự liêm chính khoa học. Điều này hơi quá tầm và không phù hợp”, Hà An nói.
Ban đầu, nữ sinh cũng gặp khó khăn v́ không biết chọn chủ đề ǵ và viết ra sao. Nhưng sau đó, Hà An nghĩ rằng nếu không bắt tay vào viết bản nháp đầu tiên sẽ không cho ra bản cuối cùng. V́ thế, An quyết định viết tất cả những ǵ có trong đầu và đặt mốc thời gian hoàn thành từng phần của bài luận.
Từ những chất liệu ấy, nữ sinh chọn lựa các chi tiết thể hiện rơ ràng nhất con người ḿnh để đưa vào bài luận. Trong bài viết gửi tới Đại học Cornell, An lựa chọn viết về mối quan hệ của ḿnh với gia đ́nh và cách em đă giải quyết khó khăn, vượt qua trở ngại để trở thành con người như hiện tại.
Đánh giá tổng thể, Hà An nh́n nhận hồ sơ của ḿnh khá đa dạng, thể hiện được cả khả năng lănh đạo và sự nổi trội trong các mặt học thuật, hoạt động ngoại khóa.
“Em nghĩ bản thân đă gây ấn tượng v́ khiến trường biết về ḿnh nhiều hơn thay v́ chỉ là một học sinh có điểm số và thành tích tốt”.
Một bài học Hà An rút ra sau quá tŕnh làm hồ sơ du học là “hăy là chính ḿnh”. “Không nên phô trương, phải đam mê thực sự với ngành đă chọn và những hoạt động ḿnh làm, v́ chỉ có niềm đam mê mới làm cho bộ hồ sơ 'chạm' đến hội đồng tuyển sinh”, Hà An nói.
Tháng 8 năm nay An sẽ bắt đầu hành tŕnh du học. Hứng thú với lĩnh vực thương mại, kinh tế quốc tế, Hà An mong muốn sẽ được đào sâu hơn lĩnh vực này khi học tập tại Mỹ, sau đó em xin đi thực tập trong các tổ chức, doanh nghiệp để trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm.
Ngoài ra, nữ sinh cũng đặt mục tiêu sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ luật kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp. “Em mong muốn sau này có thể quay trở về Việt Nam làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là startup, phát triển mạnh hơn nhờ vào đầu tư nước ngoài”.