Bệnh cúm mùa là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời, luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Virus cúm không ngừng biến đổi, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Mới đây, vào sáng 3-2, nữ minh tinh Từ Hy Viên (Đài Loan) cũng vừa qua đời sau 5 ngày mắc bệnh cúm mùa và viêm phổi. Vậy cúm mùa nguy hiểm đến mức nào và có dễ tử vong không?
Thời tiết lạnh làm tăng lây lan cúm
Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng (Trường Đại học Y Dược TP.HCM), virus cúm được chia thành bốn chủng chính là A, B, C và D.
Trong đó, cúm A và B là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh ở người, thường liên quan đến các đợt dịch cúm mùa hàng năm. Cúm C thường gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng rơ rệt, trong khi cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc, chưa ghi nhận gây bệnh cho người.Cơ chế truyền nhiễm chủ yếu của bệnh cúm mùa và một số bệnh hô hấp khác là sự lây lan từ người qua người theo giọt nhỏ. Khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói to sẽ tạo ra các hạt nhỏ và các hạt khí dung có thể mang mầm bệnh lây cho người lành.
Thời tiết lạnh có liên quan đến tăng khả năng lây lan cúm do hai cơ chế chính. Thứ nhất là vào mùa lạnh, người dân có thói quen ở trong nhà nhiều hơn nên làm tăng khả năng lây lan cúm giữa người với người. Thứ hai, không khí lạnh làm các giọt nhỏ và hạt khí dung bị bay hơi chậm hơn, tồn tại lâu hơn khiến khả năng lây lan cúm và các bệnh hô hấp tăng cao.
Tuy nhiên các cơ chế làm tăng lây lan không thể hiện rơ đối với thời tiết mát mẻ ở các nước vùng nhiệt đới, do đó khả năng gây dịch cúm ở vùng nhiệt đới cũng ít hơn.
“Tỉ lệ mắc bệnh cúm mùa ở Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác, đặc biệt là các nước xứ lạnh. Cúm ở Việt Nam cũng không có mùa giống các quốc gia khác. Thống kê cho thấy dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, mỗi năm cúm xảy ra ở các tháng khác nhau” - bác sĩ Dũng thông tin.Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia phát triển như Anh, Liên minh Châu Âu, Úc khuyến cáo tiêm ngừa cúm cho người có nguy cơ cúm diễn tiến nặng (nhóm có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền...).
Riêng Mỹ và Canada khuyến khích cả người trẻ cũng tiêm ngừa cúm v́ họ muốn tạo miễn dịch cộng đồng để giảm tỉ lệ nhiễm ở dân số chung và hy vọng giảm nguy cơ lây nhiễm ở người có nguy cơ cao.
Lư do bệnh cúm mùa dẫn đến tử vong
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị Tiêm chủng (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), cho biết bệnh nhân không tử vong chỉ v́ nhiễm virus cúm mà do những biến chứng của bệnh cúm mùa như viêm phổi bội nhiễm, viêm cơ tim, viêm năo, suy đa tạng và nhiễm trùng huyết.
Bệnh cúm mùa làm nặng thêm bệnh nền sẵn có của người bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, suy thận, suy gan... Từ đó dẫn đến mất khả năng kiểm soát bệnh và xuất hiện đợt cấp của bệnh.
Ngoài ra, bệnh cúm mùa dẫn đến t́nh trạng suy giảm miễn dịch ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh tự miễn, bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân ung thư, ghép tạng, phụ nữ mang thai. Khi mắc bệnh cúm mùa nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời cũng sẽ dẫn đến nguy hiểm.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, cho hay bệnh viêm hô hấp do nhiều virus gây ra, v́ thế trong năm người dân có thể mắc cảm cúm 2-3 đợt.
“Các bệnh liên quan đến viêm hô hấp có thể do virus cúm, cũng có thể do virus cảm lạnh, adeno virus, hợp bào gây nên. Trong số bốn virus này, chỉ virus cúm là có vaccine pḥng ngừa.
Khi mắc các bệnh viêm hô hấp, quan trọng nhất là phải theo dơi sức khỏe thường xuyên. Nếu không có biến chứng hô hấp, có thể điều trị tại nhà, bệnh sẽ tự hết. Nếu mắc các triệu chứng thở nhanh, thở mệt, kiệt sức phải đến bệnh viện” - bác sĩ Khanh khuyến cáo.Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, các biện pháp khác để pḥng ngừa bệnh viêm hô hấp là tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi điều độ, ngủ sớm, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tập luyện thể dục thể thao… để khi mắc bệnh sẽ không biến chứng nặng.
Người dân nên tiêm ngừa cúm A, B để pḥng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu có các triệu chứng như chảy mũi, viêm họng, sốt… nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, tránh đến nơi đông người để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
|
|