“Tổng thống (Javier) Milei chỉ thị (bộ trưởng ngoại giao) Gerardo Werthein rút Argentina khỏi Tổ chức Y tế Thế giới”, người phát ngôn của tổng thống Manuel Adorni cho biết tại cuộc họp báo hôm 5/2.
“Chúng tôi, những người Argentina, sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền, càng không can thiệp vào sức khỏe", ông nói thêm.
Tổng thống Argentina.
Ông Adorni cho biết quyết định của Argentina dựa trên “những khác biệt sâu sắc về quản lư sức khỏe, đặc biệt là trong đại dịch khiến chúng tôi phải thực hiện các đợt phong tỏa lâu nhất trong lịch sử loài người và thiếu sự độc lập trước ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia”.
Một tuyên bố sau đó được đưa ra từ văn pḥng tổng thống Argentina cáo buộc WHO gây ra thiệt hại kinh tế trong đại dịch COVID-19 bằng cách thúc đẩy "các lệnh cách ly vô tận”.
“Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương xem xét lại lư do tại sao các tổ chức siêu quốc gia này c̣n tồn tại, được tất cả mọi người tài trợ, nhưng lại không đạt được các mục tiêu như mục đích chúng được thành lập, trong khi vẫn tham gia vào chính trị quốc tế và t́m cách áp đặt lên trên các quốc gia thành viên”, tuyên bố viết.
Mặc dù WHO hoạt động tại Argentina, Adorni cho biết nước này không nhận được tài trợ từ WHO cho hoạt động quản lư sức khỏe. “Do đó, biện pháp này… không phải là mất tiền cho đất nước tôi cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế”, ông nói.
Ông tuyên bố việc rút lui sẽ mang lại "sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách" v́ lợi ích của Argentina và "nguồn lực sẵn có lớn hơn".
"Nó khẳng định lại con đường của chúng ta hướng tới một quốc gia có chủ quyền trong các vấn đề y tế", ông nói thêm.
WHO được thành lập vào năm 1948 nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của thế giới. Hiến pháp của tổ chức này, được tất cả các thành viên Liên hợp quốc kư vào thời điểm đó, cảnh báo rằng "sự phát triển không đồng đều" trong hệ thống y tế của các quốc gia khác nhau là "mối nguy hiểm chung".
Ngày nay, cơ quan này hoạt động tại hơn 150 địa điểm trên toàn thế giới, dẫn đầu các nỗ lực mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế toàn dân và chỉ đạo phản ứng quốc tế đối với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, từ sốt vàng da đến dịch tả và Ebola.
Quyết định của Argentina chỉ là quyết định mới nhất trong một loạt các thông báo chính sách gần đây trên khắp khu vực, một sự hô ứng những lời lẽ của ông Trump về an ninh biên giới, thương mại và kiểm soát di cư.
Văn pḥng tổng thống Argentina cũng cho biết, Tổng thống Javier Milei quyết định cấm các phương pháp điều trị và phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho trẻ vị thành niên, cũng như áp dụng các hạn chế đối với việc phụ nữ chuyển giới được giam giữ trong các nhà tù dành cho phụ nữ.
Thông báo được đưa ra ngay sau khi một thẩm phán Mỹ chặn lệnh hành pháp mà Tổng thống Donald Trump kư vào ngày đầu tiên nhậm chức, lệnh này sẽ chuyển 16 phụ nữ chuyển giới bị giam giữ trong các nhà tù dành cho phụ nữ đến các cơ sở dành cho nam giới và chấm dứt việc chăm sóc khẳng định giới tính của họ.
Bộ An ninh Quốc gia Argentina cũng cho biết họ sẽ củng cố biên giới với Bolivia bằng cách dựng một hàng rào dài 200 mét ở tỉnh Salta của Argentina - một biện pháp ngăn chặn buôn bán ma túy.
Đầu tuần này, Ecuador tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 27% đối với hàng hóa Mexico để "đảm bảo đối xử công bằng" với các nhà sản xuất Ecuador, cho đến khi đạt được một thỏa thuận thương mại tự do công bằng.
El Salvador hôm 3/2 đă đề nghị giam giữ những tội phạm bị kết án bị trục xuất khỏi Mỹ - trong những ǵ mà Tổng thống Salvador Nayib Bukele coi là thỏa thuận có khả năng mang lại lợi nhuận cho đất nước này.
“Mức phí này tương đối thấp đối với Mỹ nhưng lại đáng kể với chúng tôi, giúp toàn bộ hệ thống nhà tù của chúng tôi có thể bền vững”, ông cho biết.
VietBF@ Sưu tập