Thủ tướng Lebanon thông báo thành lập chính phủ mới, chấm dứt hơn hai năm chính quyền lâm thời, sau động thái can thiệp bất thường của Mỹ.
Thủ tướng Lebanon Nawaf Salam cho biết nội các mới với 24 thành viên được thành lập ngày 8/2 sẽ ưu tiên cải cách tài chính, tái thiết và thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc vốn được xem là nền tảng cho sự ổn định ở biên giới Israel - Lebanon.
Ông Salam hy vọng sẽ lănh đạo "chính phủ cải cách và cứu rỗi" đất nước, cam kết khôi phục ḷng tin giữa người dân và nhà nước, giữa Lebanon và các nước Arab láng giềng, cũng như giữa đất nước này với cộng đồng quốc tế.
Văn pḥng Tổng thống Joseph Aoun cùng ngày đăng bài trên X rằng lănh đạo Lebanon đă kư sắc lệnh "thành lập nội các gồm 24 bộ trưởng". Đây là lần đầu tiên Lebanon thành lập được chính phủ sau hơn hai năm duy tŕ nội các lâm thời do bế tắc chính trị và rối loạn về kinh tế. Trong hai năm qua, phần lớn ảnh hưởng chính trị ở Lebanon nằm trong tay nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487932&stc=1&d=1739076080)
Thủ tướng Lebanon Nawaf Salam tại dinh tổng thống ở Baabda, phía đông thủ đô Beirut ngày 8/2. Ảnh: AFP
Trước đó, Lebanon đă bế tắc trong thành lập chính phủ sau hơn 3 tuần đàm phán với các đảng chính trị, do các vị trí trong nội các thường được chia theo phe phái vốn đối đầu nhau. Bất đồng lớn nhất là về các vị trí bộ trưởng thuộc về người Hồi giáo ḍng Shiite, thường được chỉ định bởi Hezbollah và phong trào dân quân Amal đồng minh.
Tuy nhiên, Mỹ đă có động thái can thiệp bất thường và trực tiếp vào quá tŕnh này để phá bỏ thế bế tắc. Phó đặc phái viên Trung Đông Morgan Ortagus của chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 7/2 tuyên bố Mỹ coi sự liên quan nào của Hezbollah vào nội các mới ở Lebanon là "lằn ranh đỏ" và phản đối bất kỳ ảnh hưởng nào của nhóm này với chính phủ mới.
Ortagus cũng bày tỏ cảm ơn Israel v́ đă "giáng đ̣n nặng nề" vào Hezbollah. Tuyên bố của ông đă gây nhiều tranh căi và châm ng̣i cho các cuộc biểu t́nh ủng hộ Hezbollah ở Lebanon.
Nhưng sau động thái can thiệp của Mỹ, chỉ có phong trào Amal, do Chủ tịch Quốc hội Nabih Berri đứng đầu, mới được phép chọn 4 thành viên nội các mới, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Yassin Jaber, giúp phá vỡ thế bế tắc.
Trước khi chính phủ mới chính thức được trao toàn quyền, họ cần soạn thảo tuyên bố về các chính sách ưu tiên và đệ tŕnh lên quốc hội bỏ phiếu trong ṿng 30 ngày.
Tổng thống Aoun được bầu làm lănh đạo đất nước ngày 9/1 với sự hậu thuẫn của Mỹ. Ông đề cử Salam làm thủ tướng để thành lập chính phủ mới sau đó vài ngày. Ông Salam từng là người đứng đầu Ṭa án Công lư Quốc tế (ICJ).
Đại sứ Mỹ tại Beirut hoan nghênh quyết định thành lập chính phủ, nhấn mạnh người dân Lebanon xứng đáng có chính phủ "chống tham nhũng và thực hiện những cải cách cần thiết".
Lebanon từ lâu được yêu cầu tiến hành cải cách để có thể nhận viện trợ tài chính sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này xảy ra từ năm 2019. Bế tắc chính trị đă khiến Lebanon không có tổng thống trong hơn hai năm cho đến khi ông Aoun được bầu.
Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Lebanon Jeanine Hennis-Plasschaert nhận xét việc thành lập chính phủ "báo hiệu chương mới tươi sáng hơn" cho Lebanon.
VietBF@sưu tập