Trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lao động ở các ngành công nghiệp then chốt, Chính phủ Ukraine đang triển khai các "trung tâm đoàn kết" tại nhiều quốc gia châu Âu nhằm khuyến khích người tị nạn trở về quê hương.Theo Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL), trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực quân sự đang cản trở nỗ lực của Ukraine trong cuộc đối đầu với với Nga, Kiev cũng đang phải vật lộn với t́nh trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động trong các ngành công nghiệp quan trọng như năng lượng, quốc pḥng và xây dựng. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Ukraine đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích người di tản và tị nạn trở về quê hương, đồng thời thiết lập các "trung tâm đoàn kết" tại các quốc gia có đông người tị nạn Ukraine.
Theo thống kê, hơn một triệu người Ukraine đang sinh sống tại Đức sau khi xung đột nổ ra. Dù đă t́m được nơi trú ẩn an toàn nhưng nhiều người trong số này cũng đang đối mặt với những thách thức trong việc ḥa nhập vào xă hội mới. Với t́nh trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng ở Ukraine, chính phủ nước này đang t́m cách đưa một phần trong số họ trở về để góp phần phục hồi nền kinh tế.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Đoàn kết Dân tộc Ukraine Oleksiy Chernyshov cho biết, các "trung tâm đoàn kết" sẽ không chỉ là nơi hỗ trợ người tị nạn hồi hương mà c̣n là cầu nối giữa họ và quê hương. Ông cũng đảm bảo rằng những người trở về sẽ được miễn nghĩa vụ huy động quân sự, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tái ḥa nhập những lao động lành nghề vào các ngành công nghiệp quan trọng.
Mặc dù chính phủ Ukraine đang nỗ lực thực hiện các biện pháp khuyến khích, việc thuyết phục người tị nạn trở về không hề dễ dàng. Nhiều người trong số họ đă xây dựng cuộc sống mới ở nước ngoài và không chắc chắn về việc quay lại quê hương trong bối cảnh xung đột vẫn đang diễn ra ác liệt.
Danylo, một thanh niên 20 tuổi từ Kharkov, hiện đang học đại học tại Đức, chia sẻ: "Tôi hiểu rằng tôi sẽ không bao giờ hoàn toàn ḥa nhập 100% vào nơi đây, nhưng ở Ukraine, nếu tôi trở về, tôi sẽ phải bắt đầu mọi thứ từ con số không", đồng thời tiết lộ rằng ḿnh không có kế hoạch trở về trong tương lai gần, đặc biệt khi đă ḥa nhập vào môi trường sinh viên tại Đức và có một nhóm bạn bè ổn định.
Tương tự, Iryna Vlasova, một người mẹ trẻ từ Donetsk, hiện đang sống tại Bavaria, cũng bày tỏ sự do dự về việc trở về Ukraine. "Nếu điều kiện thuận lợi, tôi muốn ở lại Đức", cô nói. Tuy nhiên, không phải tất cả người tị nạn Ukraine đều muốn ở lại nước ngoài. Larysa Korableva, 63 tuổi, từ Kramatorsk, cho biết bà sẽ rất vui khi được trở về Ukraine ngay khi hoàn cảnh cho phép. "Ngay khi thấy an toàn, tôi sẽ quay lại", bà nói.
Bà Korableva từng là Phó Hiệu trưởng một trường học tại Ukraine, nhưng kể từ khi di tản sang Đức, rào cản ngôn ngữ và các yêu cầu hành chính đă khiến bà khó t́m được công việc phù hợp. "Tôi đă tham gia các khóa học tiếng Đức, nhưng độ khó của ngôn ngữ và tuổi tác của tôi đă trở thành trở ngại nghiêm trọng", bà chia sẻ.
Có thể nói, việc thành lập các trung tâm đoàn kết tại các quốc gia như Đức, Ba Lan và Cộng ḥa Séc là một bước đi quan trọng trong chiến lược của Ukraine nhằm giải quyết khủng hoảng lao động. Tuy nhiên, thành công của sáng kiến này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm t́nh h́nh an ninh tại Ukraine và khả năng tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho những người trở về.
|