Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga - lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là duy nhất - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Châu Âu ‘đang bị đóng băng’, quay lại với khí đốt Nga - lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là duy nhất
Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga th́ cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả khí đốt vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu.Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là một bộ phim về thảm họa toàn diện diễn ra trong thời gian thực. Chỉ có điều đây không phải là Hollywood và không có kịch bản nào được viết lại để cứu văn t́nh h́nh.

Mùa Đông lạnh giá kéo dài, các kho dự trữ khí đốt cạn kiệt, hóa đơn tiền điện tăng vọt và sự sụp đổ của ngành công nghiệp đang xé nát chiến lược năng lượng của Liên minh châu Âu (EU). Tất cả bắt đầu từ việc lục địa này quyết định cắt đứt quan hệ với khí đốt của Nga.

Châu Âu đang bị đóng băng - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trên khắp châu lục, mọi người đang nh́n chằm chằm vào hóa đơn tiền gas như thể họ đang cầm những tờ giấy đ̣i tiền chuộc, tự hỏi làm thế nào để sưởi ấm trong mùa lạnh giá này. Trong khi đó, các chính phủ đang bị mắc kẹt giữa hai lựa chọn bất khả thi: đưa khí đốt của Nga trở lại hoặc chứng kiến ​​nền kinh tế suy thoái theo thời gian.

Năm 2021, Nga cung cấp 45% lượng khí đốt của châu Âu. Lệnh trừng phạt nước này vào năm 2022 đă cắt giảm 80% lượng nhập khẩu của EU từ xứ bạch dương. Liên minh hy vọng họ có thể lấp đầy khoảng trống bằng năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Tuy nhiên, châu lục này đă phải thất vọng. Theo Bloomberg, hiện tại, kho dự trữ khí đốt của châu Âu chỉ c̣n chưa đầy một nửa, giá cả tăng vọt và cái lạnh giá của mùa Đông đang ảnh hưởng nặng nề tới không chỉ ngành sản xuất công nghiệp hay cuộc sống của người dân mà c̣n đối với sự ổn định của hệ thống chính trị châu lục.

Dự trữ cạn kiệt
Mùa Đông năm nay, dự trữ khí đốt của châu Âu đă giảm xuống dưới 48% công suất - mức thấp nhất trong 3 năm. Và đúng vào lúc họ cần được sưởi ấm nhất, th́ thời tiết được dự báo sẽ c̣n nhiều tuần lạnh hơn nữa, đặc biệt là khu vực Tây Bắc châu lục. Theo công ty tư vấn ICIS, mức tiêu thụ khí đốt đă tăng vọt 17% so với mùa Đông năm ngoái và xu hướng này không chậm lại.

Hiện tại đang được cho là thời điểm mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ: châu Âu đă mất đi nhà cung cấp khí đốt chủ chốt. Trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022), Nga đă bơm 155 tỷ mét khối khí đốt vào lục địa già mỗi năm, đáp ứng 40% nhu cầu của khu vực này. Đến nay, nguồn cung bị cắt, dù châu Âu đă cố gắng t́m nguồn thay nhưng không thể bù đắp được.

Giá khí đốt ở châu Âu đang tăng mạnh. Vào ngày 10/2, giá tương lai tăng 5,4%, đạt 58,75 Euro cho mỗi megawatt giờ - mức cao nhất trong 2 năm. T́nh trạng này đang “đập thẳng” vào ví tiền của những người dân b́nh thường và làm tê liệt các nhà máy trên khắp lục địa.

Các hộ gia đ́nh đang phải vật lộn để theo kịp những hóa đơn tăng vọt, và ngành công nghiệp đang sụp đổ. Kể từ năm 2022, các ngành sử dụng nhiều năng lượng đă chứng kiến ​​sản lượng giảm mạnh 10%, trong đó Đức chịu tác động lớn nhất (15%). Tập đoàn BASF, gă khổng lồ hóa chất hàng đầu thế giới tại quốc gia Tây Âu này, đă đóng gói và chuyển hoạt động sang Mỹ, nơi giá năng lượng chỉ bằng một phần nhỏ so với ở châu Âu.

Lực bất ṭng tâm
EU đă dựa rất nhiều vào LNG để thay thế nguồn cung cấp của Nga. Năm 2024, lượng nhập khẩu LNG vào lục địa này đạt 80 tỷ mét khối, tăng 15% so với năm 2023. Mỹ đă trở thành nhà cung cấp hàng đầu, đáp ứng 30% nhu cầu. Tuy nhiên, mọi thứ không suôn sẻ.

Cạnh tranh về nguồn cung LNG đang nóng lên. Những “gă khổng lồ khát năng lượng” của châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tăng mua LNG và đẩy giá lên cao trên thị trường toàn cầu.

Châu Âu cũng “vung tiền” vào cuộc cạnh tranh này, nhưng ngay cả khi có nhiều tiền, th́ cũng chỉ mua được một lượng LNG nhất định. Lư do là, công suất thiết bị đầu cuối của châu lục để tiếp nhận LNG đă đạt mức tối đa. Nói cách khác, ngay cả khi họ có thể mua thêm, cũng không có nơi nào để lưu trữ.

Một năm trước, nói về việc đưa khí đốt của Nga trở lại sẽ được coi là “tự sát về mặt chính trị”. Bây giờ th́ sao?

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đă thả một quả bom sự thật khi nói: "Chúng ta không thể để nền kinh tế EU sụp đổ. Người dân châu Âu xứng đáng được hưởng năng lượng giá cả phải chăng".

Nhưng không phải ai cũng đồng t́nh. Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic gọi bất kỳ thỏa thuận nào với Nga là sự phản bội. Bộ trưởng Năng lượng Ba Lan Zbigniew Rao đă không ngần ngại nói: "Việc quay trở lại mua khí đốt của Nga sẽ là một sai lầm chiến lược. Nó sẽ phá vỡ toàn bộ chính sách trừng phạt và trao cho Moscow nhiều đ̣n bẩy hơn".

Trong khi đó, bà Florence Schmidt, một chiến lược gia năng lượng tại ngân hàng Rabobank, đă nói thẳng thừng: "Châu Âu càng tránh đối thoại với Nga th́ cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên sâu sắc hơn. Giá cả vẫn tiếp tục tăng và các nhà cung cấp thay thế không thể đáp ứng được nhu cầu".

Liệu châu Âu có thể t́m ra lối thoát?
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu không chỉ là một thách thức về chính sách mà c̣n là cuộc tấn công trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người. Vào tháng 1/2025, chi phí khí đốt cho các hộ gia đ́nh tăng trung b́nh 22% so với năm trước. Đối với các quốc gia như Italy và Tây Ban Nha, nơi giá cả tăng vọt lần lượt là 30% và 27%, t́nh h́nh giống như một cái ḱm đang bóp chặt kinh tế các gia đ́nh khi họ cố gắng giữ ấm cho ngôi nhà của ḿnh giữa mùa giá lạnh.

Ngành công nghiệp, từng là xương sống của nền kinh tế châu Âu, đang oằn ḿnh dưới áp lực. Theo Ủy ban châu Âu, cứ 5 nhà máy sản xuất trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng th́ có 1 phải tạm thời đóng cửa vào năm 2024. Cuộc khủng hoảng này khiến hàng ngh́n việc làm bị cắt giảm và kim ngạch xuất khẩu của EU đă giảm 8%, nhường lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh toàn cầu như Mỹ và Trung Quốc.

Mùa Đông này đang phủ đám mây đen lên châu Âu, trong khi các chuyên gia cảnh báo t́nh h́nh thậm chí có thể c̣n tồi tệ hơn. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán rằng, để tránh t́nh trạng thiếu hụt khí đốt vào năm 2026, EU sẽ cần nhập khẩu thêm 40 tỷ mét khối.

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang loay hoay t́m giải pháp, nhưng không có lựa chọn nào không có sự đánh đổi lớn:

Thứ nhất, tăng nhập khẩu LNG: Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào LNG từ Mỹ và Qatar, với lượng nhập khẩu tăng vọt 15% lên 80 tỷ mét khối vào năm 2024. Nhưng đây là một canh bạc tốn kém. Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang cạnh tranh quyết liệt để có cùng nguồn cung, đẩy giá toàn cầu lên cao.

Thứ hai, sử dụng năng lượng tái tạo: Châu Âu đang tăng gấp đôi năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Mặc dù đây là tương lai, nhưng hiện tại lại kể một câu chuyện khác. Những ngày không có gió vào mùa Đông năm nay cho thấy những nguồn năng lượng này dễ bị tổn thương như thế nào trong những thời điểm quan trọng.

Thứ ba, tiết kiệm năng lượng: Các biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như hạ nhiệt độ ṭa nhà xuống 18°C ​​ở Đức, đang được đề xuất. Nhưng những chính sách kiểu này có thể thử thách sự kiên nhẫn của công chúng.

Thứ tư, quay trở lại với khí đốt của Nga: Đây là lựa chọn gây chia rẽ nhất, nhưng có thể là lựa chọn duy nhất có thể ổn định t́nh h́nh nhanh chóng.

Các cơ sở lưu trữ khí đốt đă trở thành tuyến pḥng thủ cuối cùng của châu Âu trước sự sụp đổ hoàn toàn. Các nhà phân tích tại Rystad Energy cảnh báo rằng, nếu mức tiêu thụ hiện tại được duy tŕ, trữ lượng có thể cạn kiệt vào giữa tháng 3 tới.

Đức, trung tâm công nghiệp của châu Âu, đang vật lộn với t́nh h́nh đặc biệt bấp bênh. Nước này đang chạy đua để tăng lượng nhập khẩu từ Na Uy, nhưng ngay cả điều đó cũng đi kèm với những rủi ro. Kế hoạch bảo tŕ các mỏ khí đốt của Na Uy vào mùa Hè năm 2025 dự kiến ​​sẽ cắt giảm sản lượng 5-7%.

T́nh trạng thiếu hụt khí đốt đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các cường quốc công nghiệp như Pháp và Italy. Gă khổng lồ hóa chất của Pháp Arkema đă công bố kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất của ḿnh sang các địa điểm có giá năng lượng rẻ hơn như Morocco và Ấn Độ - một dấu hiệu ảm đạm cho thấy sức cạnh tranh đang suy yếu của châu Âu.

Tiến thoái lưỡng nan
Ư tưởng nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine - một năm trước được coi là chất độc chính trị - đă bắt đầu len lỏi vào các cuộc thảo luận của châu Âu. Như đă nói tới ở trên, Hungary và Áo đă phá vỡ hàng ngũ, công khai kêu gọi đánh giá lại các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic vẫn kiên định, coi bất kỳ mối quan hệ mới nào với Nga là một sai lầm chiến lược.

Ủy ban châu Âu đang đi trên một sợi dây mong manh. Về mặt chính thức, họ chưa đưa ra bất kỳ cam kết nào, nhưng có những dấu hiệu cho thấy một số h́nh thức ngoại lệ cho Ukraine có thể được đưa ra thảo luận nếu t́nh h́nh tiếp tục leo thang.

Theo Ủy ban châu Âu, xuất khẩu hàng công nghiệp đă giảm 8% vào năm 2024. Sự sụt giảm đó chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Việc đóng cửa hàng loạt nhà máy đă khiến mất đi hàng trăm ngh́n việc làm. Và trong khi các tập đoàn lớn có thể t́m ra cách để vượt qua cơn băo, th́ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại phải đối mặt với gánh nặng của chi phí năng lượng tăng cao, ở một số khu vực đă tăng gấp đôi.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu không chỉ là một tṛ chơi giữa các con số - mà ​​là cuộc chiến v́ sự sống c̣n của nền kinh tế. Mỗi tháng trôi qua, tḥng lọng lại siết chặt hơn đối với các hộ gia đ́nh và các ngành công nghiệp. Nếu EU không hành động quyết đoán, hậu quả sẽ lan rộng ra các thị trường toàn cầu, làm suy yếu vai tṛ lớn mạnh của kinh tế châu Âu trên trường quốc tế.

Điều không thể phủ nhận là thời kỳ năng lượng giá rẻ và dồi dào đă qua. Châu Âu hiện phải lựa chọn giữa việc thích nghi, đổi mới và chịu đựng hay bám víu vào những lư tưởng có thể khiến họ mất tất cả. Thách thức thực sự không chỉ là vượt qua vài tháng tới - mà là xây dựng một tương lai năng lượng bền vững. Thời gian đang trôi, và mùa Đông năm sau không chờ đợi bất kỳ ai.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 6 Days Ago
Reputation: 344249


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 127,550
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,411 Times in 5,373 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:57.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06767 seconds with 12 queries