Triển vọng đàm phán ḥa b́nh Nga - Ukraine trở nên rơ ràng hơn sau cuộc điện đàm của ông Trump và ông Putin, nhưng Kiev vẫn có các lằn ranh đỏ khó vượt qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/2 cho biết ông đă có cuộc điện đàm "dài và hiệu quả" với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh quá tŕnh đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine sẽ bắt đầu "ngay lập tức".
Ông chủ Nhà Trắng sau đó điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, khẳng định "giống như Tổng thống Putin, ông ấy cũng muốn tạo lập ḥa b́nh".
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth khẳng định Washington mong muốn Ukraine là quốc gia "có chủ quyền và thịnh vượng", nhưng việc khôi phục đường biên giới như trước năm 2014 theo nguyện vọng của Kiev trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Nga là "không thực tế". Ông cũng cho rằng khả năng kết nạp Ukraine vào NATO không c̣n được xem xét.
Giới quan sát cho rằng những b́nh luận gần đây của chính quyền Tổng thống Trump dường như cho thấy Ukraine có thể bị gây sức ép để nhượng bộ Nga nhằm đạt được ḥa b́nh thông qua đàm phán. Câu hỏi đặt ra hiện tại là Ukraine có thể chấp nhận những ǵ và lằn ranh đỏ nào Kiev không muốn vượt qua nếu ngồi vào bàn thương lượng với Moskva.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp ông Donald Trump tại New York, Mỹ ngày 27/9/2024. Ảnh: AFP
Các quan chức Ukraine và Mỹ dự kiến gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich Đức tuần này và các cuộc đàm phán tiềm năng với Nga được cho là chủ đề thảo luận hàng đầu. Tuy nhiên, bất kể quan chức Mỹ có thể yêu cầu ǵ, Ukraine vẫn có những giới hạn mà họ sẽ không vượt qua để chấm dứt chiến sự.
Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi chấp nhận các điều khoản ngừng bắn, Ukraine có thể sẽ không công nhận tính hợp pháp của bất kỳ vùng lănh thổ nào mà Nga kiểm soát, trong khi Moskva cũng sẽ không rút lại quyết định sáp nhập các vùng ở miền đông và miền nam Ukraine.
Nga đă sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và 4 tỉnh Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk, Lugansk cuối năm 2022. Tuy nhiên, Nga không kiểm soát toàn bộ lănh thổ của 4 tỉnh này.
"Có hai điều cơ bản không được thỏa hiệp. Đầu tiên, không thể chấp nhận việc công nhận yêu sách của đối phương với các vùng lănh thổ bị kiểm soát. Thứ hai, chúng tôi không thể chấp nhận hạn chế với quân đội của ḿnh, từ số lượng vũ khí cho đến thiết lập liên minh quân sự. Hai lằn ranh đỏ này cần phải khắc ghi. Đối với những điều khoản khác, tôi nghĩ rằng vẫn có thể đàm phán ở mức độ nào đó", Volodymyr Aryev, nghị sĩ đảng đối lập Đoàn kết châu Âu ở Ukraine, nói.
Một trong những yêu cầu của Nga là Ukraine phải "phi quân sự hóa", đồng nghĩa giảm số lượng binh sĩ và vũ khí trong biên chế. Nhà phân tích chính trị người Ukraine Volodymyr Fesenko nói cách duy nhất để Ukraine chấp nhận điều kiện này là áp đặt hạn chế tương đương với cả quân đội Nga.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng Ukraine cũng khó có thể chấp nhận việc từ bỏ hoàn toàn giấc mơ gia nhập NATO.
"Câu hỏi chính là làm thế nào ngăn Nga t́m cách kiểm soát nhiều lănh thổ Ukraine hơn khi đă đạt thỏa thuận ngừng bắn. Tôi cho là chỉ có tư cách thành viên NATO mới có thể ngăn cản được kịch bản đó", Oleksandr Merezhko, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine, nói.
Ukraine đă t́m cách gia nhập liên minh NATO từ đầu những năm 2000 và chính thức nộp đơn xin kết nạp năm 2022. Mục tiêu gia nhập liên minh thậm chí đă được đưa vào hiến pháp Ukraine.
Nhưng với những ǵ Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Hegseth đă tuyên bố, việc Ukraine gia nhập NATO sẽ bị gạt khỏi bàn đàm phán trong thời gian dài.
"NATO cũng đă tŕ hoăn vô hạn định việc xem xét tư cách thành viên của Ukraine", Jenny Mathers, giảng viên chính trị quốc tế tại Đại học Aberystwyth ở Anh, nói.
Tuy nhiên, Kiev chắc chắn sẽ bác bỏ yêu cầu của Nga là Ukraine từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO, theo giới quan sát. "Việc gia nhập NATO là mục tiêu chiến lược và Ukraine muốn giữ lập trường về vấn đề này bằng mọi giá", nghị sĩ Aryev nói.
Merezhko, chủ tịch ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine, cho rằng "trong mọi trường hợp, Ukraine không được từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO, v́ đây là đảm bảo tốt nhất cho an ninh và sự tồn vong của chúng ta".
Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra Ukraine có thể nhượng bộ một số điều khoản khác trong quá tŕnh đàm phán, trong đó nổi bật là khả năng đóng băng tiền tuyến và trao đổi lănh thổ.
"Tôi nghĩ sẽ có thể đạt lệnh ngừng bắn dọc theo tiền tuyến. Có thể có một số điều chỉnh và vùng đệm, nhưng sẽ không thể có những thay đổi lớn nào về lănh thổ hoặc bất kỳ công nhận chính thức nào về hiện trạng lănh thổ", Stefan Wolff, giáo sư an ninh quốc tế tại Đại học Birmingham ở Anh, nhận định.
Tổng thống Zelensky ngày 11/2 nói nếu đàm phán, ông sẽ đề nghị trao đổi khu vực Ukraine chiếm được ở tỉnh Kursk lấy lănh thổ mà Nga đang kiểm soát. Điện Kremlin sau đó bác bỏ, tuyên bố sẽ đánh bại và đẩy lùi lực lượng Ukraine ra khỏi lănh thổ. Tuy nhiên, điều này gây hoài nghi, do Nga nhiều khả năng sẽ không thể phát động chiến dịch phản công quy mô lớn ở Kursk trước thềm bất cứ hội nghị đàm phán ḥa b́nh nào.
Nhà phân tích chính trị Ukraine Volodymyr Fesenko cho biết Kiev có thể đổi phần lănh thổ đang kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga lấy khu vực Moskva kiểm soát tại tỉnh Kharkov.
Dmitry Oreshkin, nhà phân tích chính trị người Nga của Independent, đồng t́nh với kịch bản này và nói rằng "yếu tố Kursk rất quan trọng, bởi chấm dứt chiến sự khi một phần lănh thổ Nga vẫn bị Ukraine kiểm soát sẽ là điều khó chấp nhận với ông Putin".
Khi tương lai gia nhập NATO c̣n xa vời, bất kỳ thỏa thuận ḥa b́nh tiềm năng nào có thể phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu phương Tây có cung cấp những đảm bảo an ninh cho Ukraine hay không.
"Có thể sẽ có một thỏa thuận an ninh với Mỹ. Nó nên được quốc hội Mỹ phê duyệt để trở thành hiệp ước song phương toàn diện, ít nhất là giống như các thỏa thuận mà Mỹ đă kư với Israel và Ai Cập", chuyên gia phân tích Fesenko nói.
Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo ngay cả hiệp ước quốc pḥng song phương cũng khó đảm bảo rằng Ukraine sẽ nhận được điều ǵ từ Mỹ ngoài viện trợ quân sự. Phó tổng thống DJ Vance ngày 11/2 nói rơ rằng Mỹ sẽ không gửi quân đến Ukraine và nhiệm vụ này nên do châu Âu đảm nhiệm.