Vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào nhà máy điện hạt nhân Chernobyl có thể là một hành động khiêu khích do Ukraine dàn dựng.
Đây là tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/2. Trả lời báo giới, ông Peskov khẳng định quân đội Nga không nhắm mục tiêu vào bất kỳ cơ sở hạ tầng hạt nhân nào, bao gồm cả những phần c̣n lại của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới vào năm 1986.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc một UAV của Nga đă tấn công cấu trúc bảo vệ ḷ phản ứng số 4 bị phá hủy tại nhà máy Chernobyl. Ông Zelensky cho biết vụ việc đă gây "thiệt hại đáng kể".
Peskov bác bỏ mọi tuyên bố cho rằng Nga tấn công cơ sở hạt nhân và nhấn mạnh đây là cáo buộc sai lệch. Ông tuyên bố không có thông tin xác thực về vụ việc nhưng nhận định đây có thể là "một hành động khiêu khích mới nhất, một màn dàn dựng" của Kiev. "Đây là điều họ rất hay làm", ông nói thêm.
Theo Cơ quan thanh tra hạt nhân Ukraine, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 1h50 sáng ngày 14/2 khi một UAV Nga tấn công kết cấu bảo vệ an toàn mới" (NSC), mái ṿm thép khổng lồ được xây dựng để bao phủ ḷ phản ứng số 4 bị phá hủy.
Cơ quan này cho biết, vụ nổ đă làm hư hại "kết cấu bên ngoài của NSC và một số thiết bị trong khu vực bảo tŕ cần trục". Tuy nhiên, đến 8h sáng cùng ngày, mức phóng xạ tại hiện trường vẫn không thay đổi. Lực lượng cứu hỏa đă nhanh chóng có mặt để kiểm soát t́nh h́nh và đánh giá mức độ thiệt hại.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng xác nhận thông tin trên mạng xă hội X, trích dẫn lời Tổng giám đốc Rafael Mariano Grossi rằng "không có chỗ cho sự tự măn và IAEA vẫn đang trong t́nh trạng cảnh giác cao độ".
Vụ tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền Mỹ bác bỏ khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc giành lại toàn bộ các vùng lănh thổ tranh chấp như một phần của thỏa thuận ḥa b́nh tiềm năng với Nga. Trước đó, Tổng thống Zelensky từng khẳng định hai mục tiêu này là điều kiện tiên quyết cho lợi ích của Ukraine.
Các quan chức Nga đă nhiều lần cảnh báo rằng Kiev có thể thực hiện các hành động cực đoan, bao gồm "cờ giả", dàn dựng các vụ tấn công nhằm đổ lỗi cho Moskva, với mục tiêu làm chệch hướng nỗ lực ḥa b́nh của Washington và duy tŕ ḍng viện trợ từ phương Tây.
Ukraine tuyên bố rằng trong đêm 13 và rạng sáng 14/2, quân đội Nga đă tiến hành một đợt tấn công quy mô lớn bằng UAV vào 11 khu vực trên khắp Ukraine, với hơn 130 UAV được phóng đi. Tuy nhiên, lực lượng pḥng không Ukraine tuyên bố đă bắn hạ gần như toàn bộ số UAV này trước khi chúng kịp chạm mục tiêu.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cách Kiev khoảng 100 km về phía Bắc, từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới vào tháng 4/1986. Ḷ phản ứng số 4 phát nổ trong một cuộc thử nghiệm an toàn định kỳ, giải phóng một lượng lớn phóng xạ lan rộng khắp Ukraine, Belarus và nhiều khu vực châu Âu.
Ngay sau thảm họa, Liên Xô đă xây dựng một mái che để che phủ ḷ phản ứng bị phá hủy. Tuy nhiên, cấu trúc này được thiết kế chỉ để sử dụng trong vài thập kỷ.
Đến năm 2019, một mái ṿm thép khổng lồ trị giá 1,7 tỷ USD mang tên NSC đă hoàn thành với sự tài trợ của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD). Công tŕnh này được thiết kế để ngăn chặn phóng xạ ṛ rỉ trong ít nhất 100 năm, bảo vệ khu vực chứa khoảng 200 tấn vật liệu phóng xạ cao c̣n sót lại.
Mặc dù không có dấu hiệu ṛ rỉ phóng xạ sau vụ tấn công, giới chức quốc tế vẫn cảnh báo rằng bất kỳ hành động quân sự nào gần các cơ sở hạt nhân đều tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn khu vực và toàn cầu.
VietBF@ sưu tập
|