Ban đêm tạo điều kiện lư tưởng cho các hành vi phá hoại tại các làng chài buồn tẻ dọc bờ biển phía nam Nova Scotia.
Phao bị cắt, thùng tôm hùm bị đánh cắp, các đám cháy không rơ nguyên nhân xuất hiện. Đây chỉ là một số hành vi phá hoại trên các bến tàu nơi những người đánh bắt tôm hùm đă vướng vào cuộc chiến trong hơn ba thập kỷ.
Những người đánh bắt tôm hùm có một cách liên tưởng đơn giản về tranh chấp này. Hăy nghĩ về sự phong phú của đại dương như một chiếc bánh. Họ đang hỏi ai sẽ được chia bánh, và cách công bằng nhất để chia nó giữa những người Canada da trắng đă xây dựng ngành công nghiệp tôm hùm thương mại và những người bản địa vốn bị bỏ rơi trong lịch sử là ǵ.
Chính phủ liên bang - cơ quan quản lư nghề cá - đă không mạnh tay giải quyết vấn đề gây căng thẳng về mặt chính trị này. Điều này làm mất ḷng những ngư dân ở cả hai bên.
Cuộc xung đột đó đă tạo ra những rạn nứt sâu sắc trong cộng đồng đánh bắt tôm hùm. Các nhà chức trách cho biết tội phạm đă t́m thấy cơ hội kiếm lợi từ việc đánh bắt và buôn bán tôm hùm bất hợp pháp.Tranh chấp này đặt ra những câu hỏi hóc búa về quyền của người bản địa, công bằng kinh tế, bảo tồn tài nguyên và tương lai của ngành công nghiệp tôm hùm Canada.
Phát súng cảnh báo
Thời tiết giông băo đă làm át đi tiếng đạn xuyên qua ngôi nhà anh Geoffrey Jobert. Anh tỉnh dậy vào tháng 11/2024 khi chứng kiến cảnh hư hại tại ngôi nhà của ḿnh ở Clare, một cộng đồng ở bờ biển phía tây nam Nova Scotia, dọc theo bờ biển Vịnh St. Mary - nơi có nhiều tôm hùm nhất.
"Đó là một phát súng cảnh báo", anh Jobert nói về viên đạn đă xé toạc bức tường nhà.
Anh Jobert, 30 tuổi, điều hành một hăng phân phối hải sản do gia đ́nh sở hữu. Cơ sở này đóng gói tôm hùm sống để xuất khẩu.
Anh tin rằng ḿnh bị nhắm đến v́ đă phớt lờ các đơn hàng liên tục trong năm qua từ những người trong ngành tôm hùm mà anh tin là có liên quan đến tội phạm. Anh cho biết đă nhận được tin nhắn đe dọa, sau đó là cuộc viếng thăm trực tiếp của hai người đàn ông không phải là người bản địa.
Vụ việc liên quan đến anh Jobert là một phần trong vấn đề bạo lực đă làm rung chuyển khu vực: Các vụ đốt phá chưa được giải quyết và vụ đốt một chiếc xe cảnh sát, cũng như các vụ nổ súng vào nhà của những người đánh bắt tôm hùm khác.
Cảnh sát Hoàng gia Canada cho biết một tổ chức tội phạm, với nhóm cốt cán gồm gần 10 người dân địa phương, phần lớn đứng sau vụ bạo lực này.
Theo các nhà chức trách, kế hoạch của họ tập trung vào việc mua tôm hùm mà ngư dân bản địa đánh bắt vào mùa hè. Việc đánh bắt tôm hùm vào mùa hè là bất hợp pháp v́ đó là thời điểm chúng sinh sản, nhưng ngư dân bản địa có quyền đặc biệt theo hiệp ước lịch sử.
Tuy nhiên, các quy định nghiêm ngặt cấm họ bán những ǵ họ đánh bắt được.
Song cuối cùng, tôm hùm vẫn được đưa đến các nhà hàng và cửa hàng trên khắp tỉnh. Những người đánh bắt tôm hùm từ chối hợp tác với nhóm tội phạm đă trở thành mục tiêu, các nhà chức trách cho biết."Tôi từng nghĩ đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bé, cổ kính, nhưng tôi lại phải đối viện với vấn đề như của một thành phố lớn", trung sĩ Jeff LeBlanc của Cảnh sát Hoàng gia Canada cho biết. Ông đă trở thành chỉ huy địa phương tại Clare vào năm 2020.
Cuộc chiến tôm hùm đă lôi kéo những người đánh bắt tôm hùm bản địa từ nhóm bản địa First Nations Sipekne'katik vào cuộc. Họ đă thành lập một nghề cá thương mại ở Clare để khẳng định “quyền đánh bắt và bán tôm hùm quanh năm” của tổ tiên.
“Chúng tôi có quyền ở đây”, Shelley Paul, một ngư dân đánh bắt tôm hùm thuộc nhóm Sipekne’katik, cho biết. Ông cũng đă kiện chính phủ Canada về các quy định về đánh bắt tôm hùm vào mùa hè.
Tuy nhiên, theo người dân địa phương, những tên tội phạm đóng giả làm người buôn tôm hùm đă bắt đầu làm ăn với một số ngư dân bản địa.
Một liên đoàn đánh bắt cá trên biển đă lần ra các đơn giao hàng tôm hùm bất hợp pháp đến các doanh nghiệp địa phương, theo đơn kiện do liên đoàn đệ tŕnh chống lại một số công ty. Việc vận chuyển hàng chủ yếu diễn ra vào ban đêm.
Liên đoàn này cũng cho biết các quan chức chính phủ đă không làm đủ để xử lư hoạt động buôn bán bất hợp pháp.
“Nhóm tội phạm có tổ chức này đă nh́n thấy một cơ hội và một cánh cửa mở ra để có thể khai thác và tài trợ cho tổ chức tội phạm của họ bằng hoạt động buôn bán loại hải sản này. Hoạt động này có thể rất có lăi”, trung sĩ LeBlanc nhận định.
Tuy nhiên, việc kiểm soát đánh bắt trái phép là ưu tiên hàng đầu, Debbie Buott-Matheson, phát ngôn viên của Bộ Thủy sản và Đại dương Canada cho biết. "Hoạt động thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng dễ thấy", bà nói.
Căng thẳng trong hàng thập kỷ
Nova Scotia, một tỉnh chỉ có hơn một triệu người, là nơi sản xuất hải sản hàng đầu của Canada. Kim ngạch xuất khẩu hải sản hàng năm của tỉnh đạt 1,8 tỷ USD, chủ yếu là nhờ tôm hùm.
Vào những năm 1700, Mi'kmaq, một nhóm thổ dân ở bờ biển phía đông Canada, đă kư các hiệp ước với chính quyền thực dân Anh vốn hứa cho họ quyền săn bắn và đánh bắt hải sản. Đối với người Mi'kmaq du mục theo mùa, điều đó đồng nghĩa với việc săn bắn vào đất liền vào mùa đông và chuyển đến bờ biển để đánh bắt vào mùa hè.
Canada đă không công nhận những quyền đó trong nhiều thập kỷ v́ nhiều quy định khác nhau đă được thiết lập, bao gồm lệnh cấm đánh bắt tôm hùm vào mùa hè. Tuy nhiên, vào những năm 1990, một ngư dân Mi'kmaq đă kháng cáo các cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp, thách thức thành công hạn chế đánh bắt vào mùa hè tại Ṭa án Tối cao.
Năm 1999, Ṭa án Tối cao Canada phán quyết rằng các quyền theo hiệp ước cho phép người bản địa đánh bắt cá vào mùa hè ở mức đủ sống. Tuy nhiên, ṭa án không bao giờ định nghĩa thế nào là đủ sống, để lại điều đó cho chính phủ liên bang.
Chính phủ chỉ cấp giấy phép đánh bắt tôm hùm riêng lẻ cho các nhóm người bản địa để đánh bắt tôm hùm vào mùa hè. Họ đồng thời hạn chế bán thương mại đối với tôm hùm được đánh bắt trong mùa hợp pháp từ tháng 11 đến tháng 5.
Cách tiếp cận từng phần này khiến ngư dân bản địa tức giận v́ họ viện dẫn quyền tổ tiên để kiếm sống bằng nghề bán tôm hùm mùa hè. Trong khi đó, những người khác lại không hài ḷng v́ họ cho rằng hoạt động đánh bắt cá vào mùa hè đang làm cạn kiệt nguồn tôm hùm và ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
Nhóm First Nations Sipekne’katik đă mở nghề đánh bắt cá thương mại của ḿnh tại Clare vào năm 2020, chỉ ra các hiệp ước có từ trước khi thành lập Canada để tuyên bố quyền đánh bắt và bán tôm hùm quanh năm.
Hỗn loạn xảy ra sau đó. Những người đánh bắt thương mại đă đổ tôm hùm do người Sipekne’katik đánh bắt trở lại đại dương. Các bể tôm hùm - nơi ngư dân lưu trữ tôm hùm đánh bắt - được đă bị đốt cháy. Những người đánh cá bản địa cáo buộc những người đánh cá da trắng là phân biệt chủng tộc.
Song ở Clare, một số ngư dân đánh bắt tôm hùm và nhiều người trong ngành cho biết bằng chứng do các nhà điều tra tư nhân thu thập được cho thấy rơ ràng rằng nghề cá của bộ tộc này không tuân theo một số quy định và thủ tục tiêu chuẩn.
Morley Knight, một cố vấn ngành và là cựu quan chức cấp cao của Bộ Thủy sản và Đại dương liên bang, đặt câu hỏi: "Tôi thực sự không thể tin rằng tất cả hoạt động đó thực sự hợp pháp. Nếu đúng như vậy, tại sao lại làm điều đó trong bóng tối?".
Ruth Inniss, cố vấn nghề cá của Liên đoàn Ngư dân Hàng hải cho biết: "Những ngư dân đánh bắt thương mại đang ngồi nh́n sinh kế của họ bị tước đoạt khỏi mặt nước, trái mùa, và chính phủ Canada không làm ǵ cả".
David Pictou, một ngư dân Mi'kmaq đến từ nhóm Acadia First Nation ở một thị trấn cảng ở mũi phía nam của Nova Scotia, nhớ lại những cuộc ẩu đả nổ ra hầu như mỗi ngày giữa ngư dân da trắng và bản địa sau phán quyết của Ṭa án Tối cao.Ông tin rằng bộ tộc của ḿnh có quyền kiếm sống bằng nghề đánh bắt tôm hùm vào mùa hè. Tuy nhiên, ông cũng muốn tránh sự hỗn loạn đang diễn ra ở Vịnh St. Mary.
Thay vào đó, ông đă xây dựng một nhà chứa nước mặn nhỏ vào năm 2019 và bán tôm hùm mùa hè mà ông mua từ một số ngư dân bản địa trong cộng đồng của ḿnh.
Ông Pictou biết ḿnh có thể bị buộc tội bán tôm hùm đánh bắt trái phép - nhưng ông không quan tâm.
"Tất cả những ǵ chúng tôi yêu cầu là hăy để chúng tôi thực hiện hiệp ước của ḿnh theo đúng cách chúng tôi muốn. Tôi đă không giấu giếm điều ǵ trong nhiều năm nay chỉ v́ tôi đă chán ngấy nó rồi”, ông Pictou chia sẻ.
|
|