Không chỉ bị 'qua mặt' về thỏa thuận ḥa đàm cho xung đột Ukraine, châu Âu c̣n bị Mỹ "vỗ mặt" khiến cho quan hệ hai bên rơi vào căng thẳng.
Hôm qua (15.2), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đă có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra tại Munich (Đức) từ ngày 14 - 16.2.
Không chỉ với EU
Bài phát biểu của Thủ tướng Scholz đă phản bác mạnh mẽ phát biểu trước đó của Phó tổng thống Mỹ JD Vance vào ngày 14.2 cũng tại Hội nghị An ninh Munich. Trong bài phát biểu, Phó tổng thống Vance đă chỉ trích các chính phủ châu Âu kiểm duyệt tự do ngôn luận và các đối thủ chính trị.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2490865&stc=1&d=1739670090)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Hội nghị An ninh Munich
Ảnh: AFP
Cũng vào ngày 14.2, Phó tổng thống Mỹ Vance đă có cuộc gặp với lănh đạo đảng cực hữu AfD - một đảng phái chính trị của Đức theo xu hướng cực hữu đang nổi lên ở châu Âu. Thời gian qua, cả giới chính trị truyền thống của các nước châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) đều t́m cách ngăn cản sự trỗi dậy của các đảng phái cực hữu.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Phó tổng thống Vance nhận xét thách thức lớn nhất của châu Âu không phải Nga hay Trung Quốc mà chính là vấn đề nội tại của khối này. Phó tổng thống Mỹ cho rằng các nước châu Âu đă đi ngược lại các giá trị dân chủ khi hạn chế hoạt động của các đảng phái chính trị cực hữu, cũng như áp đặt các quy định pháp luật hà khắc, bao gồm việc cầu nguyện ở gần các cơ sở phá thai. Ông Vance cho rằng châu Âu không c̣n chia sẻ các giá trị dân chủ vốn tương đồng với Mỹ.
Nhiều năm qua, Mỹ vẫn thường dùng khái niệm "các giá trị chung", "giá trị tương đồng" như một phương tiện then chốt để kết nối, củng cố hợp tác với các đồng minh và đối tác. Chính v́ thế, phát biểu của ông Vance như cắt đứt sợi dây liên kết giữa Mỹ với châu Âu.
Chính v́ thế, phát biểu của ông Vance được xem là sự "vỗ mặt" đối với các nước châu Âu nhất là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có cuộc điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột Ukraine. Thỏa thuận giữa Washington và Moscow được cho là "qua mặt" các nước châu Âu.
Phản bác lại khi phát biểu, liên quan vấn đề đảng cực hữu AfD của Đức mà Phó tổng thống Mỹ đề cập, Thủ tướng Đức Scholz tuyên bố: "Điều đó là không phù hợp, đặc biệt là giữa bạn bè và đồng minh. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ điều đó". Ông Scholz cũng khẳng định có "lư do chính đáng" để không làm việc với AfD.
Không chỉ căng thẳng với EU, Mỹ cũng đang có dấu hiệu với đồng minh sống c̣n là Anh. Cụ thể, liên quan lộ tŕnh ḥa đàm cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth gửi thông điệp sẽ không kết nạp Kyiv vào NATO. Thế nhưng, gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 14.2 khẳng định rằng việc Ukraine gia nhập NATO là điều gần như tất yếu.
Quân đội chung cho châu Âu ?
Cũng phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Kyiv không chấp nhận những thỏa thuận ḥa đàm mà không có sự tham dự của nước này. Thông điệp của ông Zelensky như là một lời phản bác trước các nội dung mà Tổng thống Mỹ Donald Trump thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về giải pháp ḥa b́nh cho cuộc xung đột Ukraine.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận các thỏa thuận mà không có sự tham gia của chúng tôi", tờ The Guardian dẫn lời ông. Đồng thời, Tổng thống Zelensky khẳng định sẽ không loại bỏ vấn đề Ukraine gia nhập NATO khi đàm phán ḥa b́nh. Đây được xem là một nỗ lực của Kyiv nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi đạt được thỏa thuận với Nga.
Không những vậy, Tổng thống Zelensky c̣n kêu gọi lănh đạo các nước châu Âu hành động v́ chính ḿnh. Giải pháp ông đề ra là xem xét thành lập quân đội chung của châu Âu.
Thực tế, ư tưởng quân đội chung của châu Âu đă được h́nh thành từ thập niên 1950 dưới sự đề xuất của Pháp. Thế nhưng, sự phát triển của liên minh NATO đă khiến cho ư tưởng này bị chôn vùi trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, xuyên suốt nửa thế kỷ qua, Pháp vẫn muốn giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu nói chung, NATO nói riêng.
Chính v́ thế, khi chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump gần đây có nhiều căng thẳng với châu Âu, theo xu hướng của Washington muốn các nước cựu lục địa phải đóng góp nhiều hơn cho NATO, khiến cho ư tưởng quân đội chung châu Âu đang được quan tâm.
VietBF@sưu tập