Tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống bị đột quỵ có xu hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây. Nguyên nhân thường do dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ít vận động...
Tin từ Bệnh viện tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu cho 1 bệnh nhân bị đột quỵ khi tuổi đời c̣n rất trẻ.
Người bệnh là nam, 31 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Khoảng 6h sáng, sau khi ngủ dậy, người bệnh bị choáng váng ngă trong nhà vệ sinh. Sau ngă, người bệnh liệt 1/2 người phải, được gia đ́nh đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Yên Lập.
Tại đây, người bệnh được khám, chụp cắt lớp vi tính sọ năo thấy có h́nh ảnh giảm tỷ trọng thái dương trái. Ngay lập tức bệnh nhân được hội chẩn trực tuyến và chuyển thẳng tới Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ giờ thứ 9 khi phát hiện triệu chứng.

H́nh ảnh tổn thương nhồi máu năo cấp do tắc động mạch cảnh trong trái
Lúc vào Trung tâm đột quỵ , người bệnh trong t́nh trạng rối loạn ư thức, kích thích nhiều, liệt hoàn toàn ½ người phải (cơ lực 0/5). Do đă được hội chẩn trước khi chuyển viện, rất nhanh chóng người bệnh đă được khám cấp cứu và được chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ năo (MRI) 3.0 ngoài đánh giá mạch máu năo c̣n có chức năng đánh giá tưới máu năo.
Trên h́nh ảnh MRI sọ năo của bệnh nhân thấy có h́nh ảnh nhồi máu năo do tắc động mạch cảnh trong trái.
Mặc dù khi người bệnh được chuyển đến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là giờ thứ 9 ( đă quá thời gian vàng – khoảng thời gian can thiệp đem lại hiệu quả cao trong điều trị đột quỵ nhồi máu năo), nhưng khi đánh giá tưới máu năo bằng cộng hưởng từ 3.0, các bác sĩ nhận thấy nếu can thiệp tái thông ngoài giờ vàng vẫn có thể cứu thêm 1 số vùng tế bào năo, ngăn ngừa t́nh trạng nặng lên.
Một yếu tố quan trọng nữa là người bệnh c̣n rất trẻ (31 tuổi), nên các bác sĩ đă quyết định can thiệp mạch muộn giờ.
Sau khi giải thích kỹ với gia đ́nh người bệnh và nhận được sự đồng thuận, Ekip can thiệp đă có mặt nhanh chóng và tiến hành can thiệp lấy huyết khối
Cùng với những nỗ lực và quyết tâm của các bác sĩ, kỹ thuật viên, sau khoảng 20 phút can thiệp, Ê kíp đă lấy ra 6 mảnh huyết khối, người bệnh đă được tái thông hoàn toàn động mạch bị tắc. Sau can thiệp, người bệnh cải thiện ư thức tốt hơn, hết kích thích, gọi hỏi đă trả lời đúng.
Đến ngày thứ 5 sau can thiệp, người bệnh đă tỉnh táo hoàn toàn, liệt nửa người phải đă cải thiện, chân đă có thể tự nhấc lên trên mặt giường. Người bệnh tiếp tục được theo dơi điều trị, tập phục hồi chức năng sớm và có thể quay trở lại cuộc sống b́nh thường sau khi hồi phục.
Nguyên nhân gia tăng người trẻ bị đột quỵ
Bác sĩ Nguyễn Anh Minh – Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ, tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống bị đột quỵ có xu hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây.
Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ, đặc biệt trong các dịp lễ Tết khi người trẻ dùng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lư, người có các bệnh lư nền như huyết áp, tim mạch không tuân thủ uống thuốc đều đặn…
"Người bệnh bị đột quỵ nếu phát hiện và điều trị muộn, không được cấp cứu trong “giờ vàng” (4,5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ) th́ cơ hội phục hồi rất khó khăn. Không ít người đă phải gánh chịu những di chứng nặng nề, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, nặng hơn nữa là mất sức lao động, trở thành gánh nặng cho gia đ́nh và xă hội", bác sĩ Minh cho biết.
Do đó, bác sĩ Minh nhấn mạnh, với đột quỵ, quan trọng nhất là nhận biết được những dấu hiệu sớm, đặc biệt là 3 dấu hiệu điển h́nh và rất thường gặp dưới đây:
- Dấu hiệu trên khuôn mặt: Nếu góc miệng (khóe miệng) của người bệnh khi nói, cười bị lệch, méo miệng hoặc chảy nước khi uống nước th́ cần nghĩ ngay đến đột quỵ.
- Dấu hiệu ở các chi: Tay chân bên phải hoặc trái bị yếu liệt hoặc tê b́.
- Dấu hiệu ngôn ngữ, lời nói: Nói khó hơn so với b́nh thường, phát ngôn khó, hoặc không phát ngôn được.
"Đột quỵ thường xảy ra vào những thời khắc chuyển mùa; hoặc sáng sớm đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp hoặc thay đổi đột ngột, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Trời lạnh khiến mạch máu co lại, làm tăng huyết áp, lạnh cũng có thể làm máu cô đặc hơn, dẫn đến h́nh thành cục máu đông, một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ..
Có nhiều yếu tố thuận lợi gây ra đột quỵ trong đầu năm như thời tiết lạnh, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều rượu bia, thiếu ngủ, căng thẳng, ít vận động… đặc biệt ở những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu".
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
VietBF@ sưu tập