Sau 5,000 nằm trong quách, xác ướp từ thời Ai Cập cổ đại vẫn khá thơm, khoa học gia phát giác.
Sau khi nghiên cứu chín xác ướp, khoa học gia của đại học University College London ở Anh và đại học University of Ljubljana ở Slovenia, nhận thấy mặc dù mùi hương những xác ướp này đậm hoặc nhẹ khác nhau, nhưng tất cả đều có “có mùi gỗ,” “mùi gia vị” và “mùi ngọt.”
Họ cho hay tái tạo những mùi này bằng hóa chất sẽ giúp mọi người biết xác ướp có mùi như thế nào, đồng thời giúp dự đoán khi nào xác ướp bắt đầu phân hủy.
“Chúng tôi muốn chia sẻ những ǵ chúng tôi cảm nhận được khi ngửi xác ướp, nên chúng tôi đang tái tạo những mùi này để giới thiệu tại Viện Bảo Tàng Ai Cập ở Cairo,” bà Cecilia Bembibre, thành viên nhóm khoa học gia này.
Khi ướp xác, người Ai Cập cổ đại thường cho mùi hương dễ chịu lên thi thể. Đây là phần quan trọng để chuẩn bị cho người chết đi vào kiếp sau. Do đó, khi qua đời, vua pharaoh và giới quư tộc thường được ướp dầu thơm, sáp thơm và nhựa thơm.
“Trong phim và sách, nhiều chuyện khủng khiếp xảy ra cho người nào ngửi xác ướp,” bà Bembibre cho hay. “Chúng tôi ngạc nhiên v́ xác ướp có mùi thơm.”
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp Chí Hội Hóa Học Hoa Kỳ hôm Thứ Năm. Trong quá tŕnh nghiên cứu, nhóm khoa học gia phải lấy mùi từ bên trong quách mà không đụng tới xác ướp.
Họ làm như vậy bằng cách luồn ống nhỏ vào trong quách để hút mùi hương mà không cần lấy bất cứ mẫu thử nào từ xác ướp.