Khi Tổng thống Donald Trump tiến gần cột mốc một tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, ông đă hành động với tốc độ chóng mặt và sức mạnh cứng rắn để tái cấu trúc các chuẩn mực xă hội, chính trị và kinh tế của Mỹ đồng thời xác định lại vai tṛ của Mỹ trên trường quốc tế.
Theo hăng tin AP, sau đây là những điểm chính được rút ra sau gần bốn tuần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng và cấp tập thực hiện các cam kết tranh cử, cùng với đó là các dấu hiệu đáng lo ngại.
Sa thải hàng loạt nhân viên liên bang
Chính quyền Tổng thống Trump đă sa thải hàng ngh́n nhân viên vốn là những người vẫn đang trong giai đoạn thử việc. Một số người chỉ có chưa đầy một giờ để rời khỏi văn pḥng.
Những người có nguy cơ mất việc bao gồm các nhà khoa học y tế, chuyên gia về cơ sở hạ tầng năng lượng, nhân viên dịch vụ ngoại giao, đặc vụ Cục Điều tra Liên bang, công tố viên, chuyên gia dữ liệu về giáo dục và nông nghiệp, nhân viên cứu trợ quốc tế và thậm chí cả nhân viên nhân sự vốn thường phải xử lư các vụ sa thải.
Tại Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng, được thành lập nhằm bảo vệ người dân sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhân viên cho biết chính quyền Mỹ không chỉ muốn cắt giảm gần như toàn bộ lực lượng lao động mà c̣n xóa bỏ toàn bộ dữ liệu của cơ quan này trong suốt 12 năm qua. Chính quyền của ông Trump đă đồng ư tạm dừng sa thải thêm người ở cơ quan này cho đến ngày 3/3 theo lệnh của một thẩm phán.
Những động thái của ông Trump có thể có tác động sâu rộng đối với hàng ngh́n nhân viên liên bang trên khắp nước Mỹ và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao nếu có một số lượng lớn nhân viên bị sa thải cùng một lúc.
Thách thức pháp lư gia tăng
Các vụ kiện tụng đối với chính sách của Tổng thống Trump bắt đầu từ ngày nhậm chức và đă liên tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng kể từ ngày 20/1. Chính quyền đang phải đối mặt với khoảng 70 vụ kiện trên toàn quốc, thách thức các lệnh hành pháp và các bước đi thu gọn bộ máy chính phủ liên bang của ông.
Quốc hội Mỹ do đảng Cộng ḥa kiểm soát không phản đối nhiều, v́ vậy hệ thống ṭa án trở thành trung tâm của những hành động phản kháng. Các thẩm phán đă ban hành cả chục lệnh, ít nhất là tạm thời chặn các khía cạnh trong chương tŕnh nghị sự của ông Trump, từ sắc lệnh hành pháp chấm dứt việc tự động cấp quốc tịch Mỹ cho những người sinh ra ở nước này đến việc cho phép đội ngũ của tỷ phú Elon Musk truy cập dữ liệu liên bang nhạy cảm.
Mặc dù nhiều thẩm phán trong số đó do các tổng thống thuộc đảng Dân chủ đề cử, nhưng Tổng thống Trump cũng đă nhận được những phán quyết không thuận lợi từ các thẩm phán do các tổng thống đảng Cộng ḥa lựa chọn.
Tổng thống Trump cảnh báo rằng ông có thể nhắm vào hệ thống tư pháp khi nói: “Có lẽ chúng ta phải xem xét lại các thẩm phán”.
Trong khi đó, chính quyền cho biết sẽ kháng cáo, c̣n người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt đă chỉ trích các lệnh cấm làm chậm chương tŕnh nghị sự của tổng thống, gọi mỗi lệnh đó là lạm dụng nguyên tắc pháp quyền.
Chính quyền của ông Trump cũng đă đạt được một vài chiến thắng, đáng chú ư nhất khi một thẩm phán cho phép tiến hành chương tŕnh nghỉ việc theo lộ tŕnh do tỷ phú Musk chỉ đạo.
Triển vọng kinh tế xấu đi
Giữa cơn hỗn loạn chính sách, những số liệu kinh tế mới nhất có thể khiến Nhà Trắng phải lo lắng.
Theo Bộ Lao động Mỹ, lạm phát đă tăng với mức 0,5% hàng tháng vào tháng 1. Trong ba tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng đă tăng với tốc độ hàng năm là 4,5% - một dấu hiệu cho thấy lạm phát lại nóng lên sau khi đă hạ nhiệt trong phần lớn năm 2024.
Tổng thống Trump đă hứa với cử tri rằng ông có thể hạ lạm phát và làm điều đó gần như ngay sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, bà Leavitt cũng thừa nhận rằng các chỉ số lạm phát mới nhất tệ hơn dự kiến, dù bà cho rằng nguyên nhân là do chính quyền tiền nhiệm.
Những dấu hiệu rắc rối hơn nữa xuất hiện khi Bộ Thương mại Mỹ báo cáo rằng doanh số bán lẻ đă giảm 0,9% theo tháng trong tháng 1. Mức sụt giảm lớn như vậy có thể báo hiệu niềm tin tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế đang yếu đi.
Báo cáo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang về sản xuất công nghiệp cũng cho thấy sản lượng nhà máy giảm 0,1% trong tháng 1, chủ yếu do sản xuất xe hơi và linh kiện giảm 5,2%.
Tất cả những điều này có thể chỉ là những biến động tạm thời, có nghĩa là dữ liệu hàng tháng của tháng 2 sẽ thực sự quan trọng.
Áp chính sách thương mại gây tranh căi
Sau khi đă áp dụng thuế quan đối với hàng Trung Quốc và chuẩn bị áp thuế nhập khẩu đối với hàng Canada và Mexico, Tổng thống Trump đă tuyên bố về loại thuế quan đối ứng.
Theo hăng tin Reuters, ông Trump đă giao nhiệm vụ cho nhóm kinh tế của ḿnh lập kế hoạch áp thuế quan đối ứng đối với mọi quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ, làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu cả đồng minh và đối thủ.
Ông Trump nói trong Pḥng Bầu dục: “Về thương mại, tôi đă quyết định v́ mục đích công bằng, rằng tôi sẽ áp thuế quan đối ứng, nghĩa là bất kỳ quốc gia nào áp thuế đối với Mỹ, chúng ta sẽ áp thuế đối với họ. Không nhiều hơn, không ít hơn”. Ông cho biết chính quyền của ḿnh sẽ thiết lập các mức thuế quan mới trong những tuần và tháng tới để tương đương với mức mà các quốc gia khác áp dụng với hàng Mỹ.
Tuy nhiên, các quốc gia khác hầu như không thấy phương thức thuế quan của Tổng thống Trump là công bằng.
Từ góc nh́n của họ, ông Trump đang đưa vào cả những loại thuế khác ngoài thuế nhập khẩu, chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng, có nghĩa là mức thuế có thể cao hơn rất nhiều so với mức thuế quan tiêu chuẩn ở châu Âu.
Ngoài ra, Tổng thống Trump dự định áp dụng thêm các mức thuế quan riêng đối với ô tô, chip máy tính và dược phẩm, bên cạnh mức thuế 25% đối với thép và nhôm mà ông đă công bố vào ngày 10/2.
Chưa rơ liệu các h́nh phạt thương mại này chủ yếu là công cụ đàm phán hay là cách để ông Trump tăng nguồn thu ngân sách. Cho đến nay, ông nói rằng ông muốn cả hai điều này.
Quyền lực của Quốc hội Mỹ suy giảm
Quốc hội Mỹ cảm thấy quyền lực tuyệt đối của ḿnh về kiểm soát chi tiêu liên bang đang bị xói ṃn ngay tức th́.
Mặc dù Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson nói rằng Tổng thống Trump đang thực hiện những hành động hành pháp hợp pháp, nhưng trong số các nghị sĩ Cộng ḥa của Quốc hội cũng xuất hiện những dấu hiệu phản đối nhỏ. Các nghị sĩ này muốn bảo vệ lợi ích của bang quê nhà và cử tri khi nguồn tài trợ cho các chương tŕnh, dịch vụ và hợp đồng chính phủ đang bị rút lại.
Nghị sĩ Cộng ḥa Carlos Gimenez của bang Florida đă kêu gọi Bộ An ninh Nội địa Mỹ không nên ban hành lệnh trục xuất hàng loạt đối với những người di cư Venezuela.
Các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ đă cùng tham gia các cuộc biểu t́nh bên ngoài các văn pḥng liên bang đă bị đóng cửa, cho rằng Tổng thống Trump và tỷ phú Musk đă đi quá xa. Các nghị sĩ Dân chủ đă đề xuất các dự luật nhằm bảo vệ các chương tŕnh khác nhau, thậm chí c̣n đệ đơn luận tội tổng thống về kế hoạch phá bỏ và tái phát triển Gaza.
Thách thức khi muốn xây dựng trật tự thế giới mới
Sau cuộc điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, Tổng thống Trump hy vọng rằng ông đă có bước khởi đầu để tiến tới kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Hai bên đă đồng ư cho đội ngũ của ḿnh bắt đầu đàm phán ngay lập tức. Sau khi kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Putin, ông Trump đă gọi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để bàn bạc về việc đưa cả hai bên vào bàn đàm phán.
Cuộc gọi với ông Putin là một diễn biến quan trọng trong một cuộc chiến ở Ukraine, nhưng con đường phía trước vẫn phức tạp.
Tổng thống Zelensky cho biết ông sẽ không gặp ông Putin cho đến khi một kế hoạch ḥa b́nh do ông Trump đề ra được hoàn thiện. Tổng thống Trump đă vấp phải sự phản đối khi các nhà lănh đạo châu Âu chỉ trích gay gắt ông và Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth v́ đă nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO là không nằm trong kế hoạch.
Nói tóm lại, Nhà Trắng đang đối mặt với t́nh huống khó xử hơn nữa khi ông Zelensky mong muốn Mỹ và các quốc gia khác đảm bảo an ninh cho Ukraine, đồng thời muốn rằng ḿnh và ông Trump phải thống nhất thỏa thuận về các điều khoản của hiệp định ḥa b́nh.
VietBF@ sưu tập
|
|