Ông David Pyne, cựu sĩ quan Bộ Quốc Pḥng Mỹ, nhận định việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi NATO là ‘mối đe dọa có thực’.
Chia sẻ với hăng tin Sputnik, ông Pyne cho hay Tổng thống Trump có thể “rút lại các đảm bảo an ninh của Mỹ đối với từng quốc gia phản đối sáng kiến ḥa b́nh của ông với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine, hoặc có thể đe dọa rút Mỹ hoàn toàn khỏi NATO”.
Trên thực tế, ông Trump đă cân nhắc việc rút Mỹ khỏi NATO hai lần trong nhiệm kỳ đầu làm tổng thống. Ông cho rằng, liên minh quân sự đă lỗi thời, và không thấy có mối đe dọa nào biện minh cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Âu.
C̣n hiện tại, theo ông Pyne, nếu Liên minh châu Âu (EU) và Anh càng cố gắng làm chệch hướng sáng kiến ḥa b́nh của ông Trump, khả năng Tổng thống Mỹ sẽ đáp trả.
Chính quyền của ông Trump được cho đang cân nhắc cắt giảm 20.000 binh sĩ Mỹ hoạt động ở châu Âu. Ông Pyne nhấn mạnh, nếu như Anh và EU tiếp tục gây khó dễ, ông Trump có thể cắt giảm 50.000 quân hoặc nhiều hơn nữa.
B́nh luận về quyết định của nhóm ông Trump khi không để châu Âu và Ukraine tham gia đàm phán giữa Nga - Mỹ, ông Pyne cho hay ông Trump tin rằng "cách nhanh nhất để giải quyết xung đột ở Ukraine theo các điều khoản mà đôi bên có thể chấp nhận được là thông qua đàm phán trực tiếp với Nga".
Cũng theo ông, không giống như các đồng minh của Kiev ở châu Âu, ông Trump vẫn nhớ việc chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với Nga, và cho tới nay sắc lệnh này vẫn c̣n hiệu lực.
"Trọng tâm chính của ông Trump là b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao, và thương mại với Nga. Về cơ bản, đó là 'cuộc tái thiết Nga' mới để khôi phục quan hệ như trước năm 2014 mà trong đó Mỹ đối xử với Nga như một quốc gia b́nh đẳng, tôn trọng lẫn nhau, như một siêu cường hạt nhân, cũng như hợp tác với Nga để khôi phục ḥa b́nh và ổn định cho thế giới", ông Pyne nói.
"Tôi tin rằng, Tổng thống Trump có thể sử dụng sự thay đổi chính sách đối ngoại này để đảm bảo ḥa b́nh và ổn định trong tương lai, đồng thời đặt ra ranh giới đỏ rơ ràng giữa 3 cường quốc hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp vào phạm vi ảnh hưởng của nhau", ông Pyne nói thêm.
Cựu sĩ quan Bộ Quốc Pḥng Mỹ gọi đây là Yalta 2.0, ám chỉ đến hội nghị trong Thế chiến thứ Hai mà Mỹ, Liên Xô, và Anh ngồi lại với nhau để thiết lập ḥa b́nh lâu dài. Tuy nhiên, lần này, châu Âu sẽ không có ghế ngồi trong cuộc đàm phán giữa Nga - Mỹ.
Bởi theo ông Pyne, dù Pháp và Anh về mặt kỹ thuật là các quốc gia hạt nhân, nhưng họ không có sức mạnh quân sự và ảnh hưởng toàn cầu để định h́nh các cuộc đàm phán. Ông kết luận, hiện không có quốc gia nào khác ngoài Nga và Trung Quốc có thể tác động tới năng lực quân sự và hạt nhân, cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ.
VietBF@ sưu tập
|