Các bác sĩ chia sẻ về ca bệnh bị đe dọa tính mạng do có quá nhiều dị vật trong dạ dày, ruột.
Bà Serife Ay, 92 tuổi, suưt chết khi ruột rách do có hàng chục dị vật trong đường tiêu hóa. H́nh ảnh chiếu chụp cho thấy một lượng lớn sỏi đen đă tích tụ trong dạ dày và ruột của nữ bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật đă lấy ra tổng cộng 28 hạt chà là, 35 hạt ô liu và 5 dị vật giống như sỏi.
Theo Daily Mail, hiện không rơ bà Ay, một góa phụ sống ở Zonguldak ở phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, đă nuốt những hạt này từ lúc nào. Nhưng bà không bộc lộ bất cứ điều ǵ bất thường cho đến khi một viên sỏi dài 4cm chặn ruột non, sau đó gây rách ruột, đe dọa tính mạng.Bà Ay được các con đưa đến bệnh viện địa phương vào ngày 5/2 sau khi bà kêu đau bụng và nôn. Bà tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Đại học Zonguldak Bülent Ecevit. Kết quả chụp CT cho thấy trong cơ thể nữ bệnh nhân có hàng chục dị vật nhỏ riêng lẻ cũng như 5 khối lớn giống như đá.
Trong ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ, các bác sĩ đă cắt bỏ phần ruột bị tổn thương của bà Ay. Họ cũng lấy hết dị vật ra khỏi các cơ quan của bà. Người phụ nữ này mất thêm 5 ngày trong pḥng chăm sóc đặc biệt để hồi phục sau ca phẫu thuật.
Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng bà Ay rất thích chà là và ô liu và bà luôn nuốt cả hạt. “Theo thời gian, tôi không thể ăn bánh ḿ hoặc uống nước. Mọi thứ đều mắc kẹt trong cổ họng của tôi”, bà chia sẻ trên trang tin Haberler.
Sau trải nghiệm kinh hoàng, bà Ay khẳng định sẽ không bao giờ nuốt các loại hạt nữa.
Bác sĩ İlhan Tasdoven, một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện đă điều trị cho bà Ay, giải thích: “Nếu bà ấy tiếp tục chịu đựng cơn đau bụng, chúng tôi sẽ có nguy cơ cao mất bệnh nhân của ḿnh do nhiễm trùng máu”.
Thức ăn có thể nằm im trong hệ tiêu hóa nhiều năm và không gây ra triệu chứng. Nhưng chúng có thể gây ra một loạt các vấn đề bao gồm buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, loét và thậm chí chảy máu trong.
Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào khối dị vật là ǵ. Phẫu thuật thường được coi là giải pháp cuối cùng hoặc khẩn cấp.
Bác sĩ có thể sử dụng nước ngọt trong một số trường hợp. Theo bài báo trên tạp chí Practical Gastroenterology, tính axit nhẹ và hàm lượng carbon dioxide của soda giúp phá vỡ một số dị vật. Khả năng thành công chỉ từ 23 tới 60% nhưng cách can thiệp này có chi phí và rủi ro thấp.
|