Nhà quản lư đầu tư hàng đầu của Chính phủ Nga, người tốt nghiệp Đại học Harvard và Stanford với khả năng nói tiếng Anh lưu loát, đă mang theo một văn bản đến cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ tại Ả-rập Xê-út.
Thông điệp của nhà quản lư là: Sau khi rút khỏi Nga để thể hiện thái độ với chiến dịch quân sự của Mátxcơva ở Ukraine, các công ty Mỹ đă để mất cả đống tiền.
"Thua lỗ của các công ty Mỹ tính theo ngành", tài liệu mà ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia của Nga, viết.
Theo New York Times, tổng thiệt hại mà các doanh nghiệp Mỹ hứng chịu khi rời khỏi thị trường Nga được nêu trong tài liệu là 324 tỷ USD. Dường như Điện Kremlin đă chọn cách nói về kinh tế để thuyết phục một nhà lănh đạo thích lợi nhuận như ông Trump.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết sau cuộc hội đàm ngày 18/2, rằng có sự quan tâm lớn trong cuộc hội đàm về việc "xóa bỏ các rào cản đối với hợp tác kinh tế cùng có lợi".
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang lắng nghe thông điệp của Nga.
Sau khi Ukraine gợi ư khả năng kư kết các thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên với Tổng thống Trump, bộ trưởng tài chính của ông đă đưa ra điều kiện Mỹ sẽ lấy một nửa khoáng sản của Ukraine. Ông Trump tiếp tục mô tả các đồng minh của Mỹ là những kẻ ăn bám, dọa áp thêm thuế và yêu cầu họ phải chi trả nhiều hơn cho quốc pḥng của chính họ.
Ngược lại, với Nga, chính quyền Tổng thống Trump cho thấy điều duy nhất mà Điện Kremlin phải làm để mở đường cho việc thiết lập lại mối quan hệ giữa Mátxcơva và Washington là chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhiều người châu Âu và Ukraine lo ngại ông Trump sẽ t́m kiếm một thỏa thuận ḥa b́nh với những thỏa thuận có lợi cho Nga, nhất là sau khi nhà lănh đạo Mỹ phát biểu hôm 18/2, rằng Ukraine gây ra cuộc xung đột với Nga.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết việc chấm dứt chiến sự sẽ là "ch́a khóa mở ra cánh cửa" cho "các mối quan hệ đối tác kinh tế có thể mang ư nghĩa lịch sử"
Ông đồng t́nh với người đồng cấp Lavrov khi ngụ ư nói rằng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga như một phần của thỏa thuận như vậy. "Có những lệnh trừng phạt được áp đặt do cuộc xung đột này. Tôi muốn nói với các bạn rằng, để chấm dứt bất kỳ cuộc xung đột nào, tất cả các bên đều phải nhượng bộ", ông Rubio nói.
Đối với Điện Kremlin, một sứ giả quan trọng rất hợp với tư duy kiếm tiền của ông Trump là ông Dmitriev, một người thân cận của Tổng thống Putin và là cựu chủ tịch ngân hàng, người chuyên phát triển các dự án kinh doanh của Nga trên khắp thế giới.
Ông có mối quan hệ thân thiết với Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman. Ông cũng là người thúc đẩy việc phát triển và phân phối vắc-xin ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga trên toàn cầu.
Lần này, ông Dmitriev may mắn hơn. Ông Steve Witkoff, đặc phái viên Trung Đông của Tổng thống Trump, đă khen ngợi vai tṛ của ông Dmitriev và Thái tử bin Salman Mohammed trong việc dàn xếp để Nga trả tự do cho giáo viên người Mỹ Marc Vogel gần đây.
Trong cuộc đàm phán ngày 18/2, ông Dmitriev là một thành viên của phái đoàn Nga. Ông dùng các cuộc phỏng vấn với truyền thông phương Tây để nhấn mạnh cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga và ở Bắc Cực.
“Con đường kinh tế hỗ trợ ngoại giao, hỗ trợ trao đổi, mang lại chiến thắng chung, thành công chung. Và chúng tôi thấy Tổng thống Trump tập trung vào việc đạt được thành công”, ông Dmitriev nói.
Ông cho biết các công ty dầu mỏ của Mỹ đă “thực sự hưởng lợi từ ngành dầu mỏ của Nga”. “Chúng tôi tin rằng vào thời điểm nào đó, họ sẽ quay trở lại”, ông nói.
Tài liệu mà ông Dmitriev mang đến cuộc hội đàm ngày 18/2 với đoàn Mỹ cho thấy những ngành công nghiệp chịu lỗ nhiều nhất khi các công ty Mỹ rời thị trường Nga là “Công nghệ thông tin và truyền thông” - ở mức 123 tỷ USD, “Tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe” – với 94 tỷ USD.
Ông Dmitriev cho biết, bảng tính này không chỉ liệt kê các đợt bán tháo và khấu hao mà c̣n tính đến “lợi nhuận bị mất”. Các công ty phương Tây rời khỏi Nga đă cho biết họ thua lỗ hơn 100 tỷ USD từ khi cuộc xung đột bắt đầu, với nhiều tài sản giá trị của họ bị bán theo điều khoản chặt chẽ mà nhà nước Nga đặt ra.
Không phải ai cũng làm được
Nhiều nhà lănh đạo thế giới đă chuyển sang t́m thông điệp tập trung vào kinh tế để chiều ḷng vị tổng thống Mỹ với chính sách đối ngoại không coi trọng dân chủ, nhân quyền và liên minh xuyên Đại Tây Dương. Nhưng trong số các chính phủ đang cố gắng tác động đến quan điểm của ông Trump về cuộc xung đột ở Ukraine, Nga dường như thành công hơn cả.
Các quan chức Ukraine cũng cố gắng “quyến rũ” nhà lănh đạo Mỹ bằng đề xuất kư thỏa thuận về năng lượng và khoáng sản béo bở. Nhưng thay v́ chấp nhận lời mời hợp tác, ông Trump muốn Ukraine phải đền đáp cho những hỗ trợ trước đây của Mỹ bằng tài nguyên thiên nhiên.
Tuần trước, Tổng thống Volodymir Zelensky bác bỏ đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent rằng Mỹ sẽ sở hữu một nửa của tất cả các nguồn tài nguyên khoáng sản Ukraine.
Người châu Âu cũng đă cố gắng dùng cách này để thu hút sự chú ư của ông Trump.
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos vào cuối tháng 1, Tổng thư kư Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết châu Âu sẽ sẵn sàng chi trả cho Mỹ để tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine bằng cơ sở công nghiệp quốc pḥng của ḿnh.
Tuy nhiên, những đề nghị đó không thể làm thay đổi quan điểm của ông Trump rằng châu Âu đang lợi dụng sự hỗ trợ an ninh của Mỹ, cũng không thể ngăn cản ông loại châu Âu khỏi tiến tŕnh đàm phán của Mỹ với Nga.
Ngược lại, Nga đă thu hút sự chú ư của chính quyền Tổng thống Trump, về cả triển vọng kư kết các thỏa thuận kinh doanh và cũng như triển vọng ông Trump được coi là người kiến tạo ḥa b́nh bằng cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
"Ông Trump không quan tâm nhiều đến các mục tiêu chiến lược dài hạn. Nga đang tận dụng tâm lư này và khiến ông ấy quan tâm đến những lợi ích vật chất cụ thể mà ông ấy có thể nh́n thấy ngay lập tức", Boris Bondarev, một nhà ngoại giao Nga đă nghỉ hưu nhận xét.