Chủ đề di cư đang trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử tại Đức, với nhiều đề xuất có thể tác động sâu rộng đến toàn bộ Liên minh châu Âu (EU).

Người di cư xếp hàng xin tị nạn tại Đức.
Kiểm soát biên giới nội khối Schengen vĩnh viễn, từ chối người xin tị nạn tại biên giới Đức nếu họ đă đi qua một quốc gia EU khác, hay giam giữ những người bị yêu cầu rời khỏi Đức, đó là một số chính sách mà Friedrich Merz, ứng viên Thủ tướng của Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU), muốn thực hiện.
Ông Merz hiện dẫn đầu các cuộc thăm ḍ và có cơ hội cao để thành lập chính phủ mới của Đức.
Hồi đầu năm nay, với sự ủng hộ của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Đảng cực hữu Sự lựa chọn cho nước Đức (AfD), ông đă thúc đẩy thành công một đề xuất tại quốc hội yêu cầu từ chối người di cư ngay tại biên giới.
Hành động này của ứng viên Merz bị coi là phá vỡ “bức tường lửa” chính trị, vốn được thiết lập để ngăn cách các đảng truyền thống khỏi phe cực hữu. Động thái này cũng đă châm ng̣i cho hàng loạt cuộc biểu t́nh trên khắp nước Đức. Nếu Merz trở thành Thủ tướng, những kế hoạch của ông có thể tác động đến toàn bộ châu Âu.
Dựa vào điều khoản nào của EU để siết chặt di cư?
Theo bà Helena Hahn, chuyên gia tại Trung tâm chính sách châu Âu (EPC) ở Brussels, ông Merz viện dẫn Điều 72 của Hiệp ước về Hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU).
Điều khoản này cho phép các quốc gia thành viên tạm thời từ bỏ nghĩa vụ theo Hệ thống tị nạn chung của EU (CEAS) v́ lư do an ninh quốc gia, chẳng hạn khi tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp.
Ông Merz từng nhắc đến điều khoản này vào mùa hè năm ngoái và trong bản đề xuất mới đây, ông khẳng định chính phủ Đức có nghĩa vụ ưu tiên luật quốc gia nếu quy định của EU không hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, theo bà Anne Koch, nhà nghiên cứu tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, số lượng đơn xin tị nạn đă giảm mạnh. Năm 2024, số đơn xin tị nạn giảm 28,7% so với năm 2023, do đó không có cơ sở để tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp. Bà cũng cảnh báo rằng việc Đức đơn phương áp dụng điều khoản này có thể làm suy yếu chính sách chung của EU về nhập cư.
Dù các chuyên gia pháp lư c̣n tranh căi về việc đề xuất của CDU có phù hợp với luật EU hay không, Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, từ chối b́nh luận về các tuyên bố chính trị hoặc chương tŕnh tranh cử của đảng phái.
Tự do đi lại trong khối Schengen có bị đe dọa?
Một trong những đề xuất gây tranh căi nhất của ông Merz là duy tŕ kiểm soát biên giới nội khối Schengen vĩnh viễn.
Khu vực Schengen cho phép tự do đi lại giữa các nước thành viên mà không cần kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, năm ngoái, EU đă điều chỉnh quy định, cho phép các nước thành viên linh hoạt hơn trong việc kiểm soát biên giới tạm thời.
Bà Hahn lưu ư rằng dù các biện pháp này không được phép kéo dài vô thời hạn, Ủy ban châu Âu có thể chấp nhận nếu các nước thành viên đưa ra lư do hợp lư. Tuy nhiên, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia có chung biên giới.
Thực tế, khi Đức áp dụng kiểm soát biên giới vào mùa thu năm ngoái, Áo đă tuyên bố không tiếp nhận bất kỳ ai bị Đức từ chối nhập cảnh.
Bà Koch cảnh báo rằng việc từ chối người di cư có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền, đẩy gánh nặng về biên giới bên ngoài của EU. Bà cũng nhấn mạnh rằng việc trục xuất hàng loạt người xin tị nạn về nước gốc hoặc nước thứ ba có thể vi phạm luật pháp châu Âu.
Bất đồng giữa các đảng phái Đức về vấn đề di cư
Trong khi CDU của ông Merz đề xuất siết chặt di cư, các đảng khác lại có quan điểm trái ngược. Đảng Dân chủ Xă hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz phản đối kiểm soát biên giới và từ chối người tị nạn theo h́nh thức đại trà. Đảng Xanh nhấn mạnh quyền của người xin tị nạn được xét duyệt hồ sơ một cách công bằng. Đảng FDP (đối tác trong liên minh cầm quyền hiện tại) lại ủng hộ thử nghiệm từ chối nhập cảnh ngay tại biên giới Đức. Đảng cực hữu AfD thậm chí muốn rời bỏ hoàn toàn khuôn khổ pháp lư của EU, trao toàn bộ quyền kiểm soát biên giới cho cảnh sát liên bang Đức và yêu cầu người xin tị nạn phải nộp đơn từ bên ngoài lănh thổ Đức.
Theo bà Koch, cải cách Hệ thống tị nạn chung của EU (CEAS), có hiệu lực từ năm 2026, sẽ siết chặt các quy định về di cư. Các điểm chính của cải cách bao gồm: Tăng tốc xử lư hồ sơ xin tị nạn từ các nước có tỷ lệ được chấp nhận thấp; các nước EU phải chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người di cư hoặc bồi thường tài chính nếu từ chối.
Bà Hahn cho biết các nước EU đă ngày càng cứng rắn hơn với vấn đề nhập cư, được khuyến khích bởi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Hiện nay, từ khóa "giải pháp sáng tạo" đang trở thành xu hướng trong các cuộc thảo luận tại Brussels. Tháng 5/2024, 15 nước thành viên EU đă kêu gọi t́m kiếm các biện pháp mới để giải quyết t́nh trạng nhập cư trái phép.
Bà Von der Leyen phản hồi bằng cách giao nhiệm vụ này cho Ủy viên phụ trách Nội vụ và Di cư mới của EU, Magnus Brunner. Bà cũng cho biết có thể học hỏi từ mô h́nh của Italy, nơi nước này đă thuê Albania xử lư đơn xin tị nạn thay cho chính quyền trong nước.
Chuyên gia Koch dự đoán rằng sắp tới, EU sẽ tiếp tục siết chặt quy định về trục xuất, với khả năng sửa đổi chỉ thị về hồi hương vào tháng 3 tới. Hiện tại, theo quy định của EU, một người chỉ có thể bị trục xuất về nước thứ ba nếu họ có liên kết rơ ràng với quốc gia đó.
Nếu chính sách của ông Merz thành hiện thực, Đức có thể kéo theo cả châu Âu vào một cuộc tranh luận căng thẳng về tương lai của chính sách di cư trong khối.
VietBF@sưu tập