Giống như châu Âu, Trung Quốc đang bị qua mặt với quyết tâm tăng tốc xử lư hồ sơ chiến tranh Ukraina của tổng thống Donald Trump. V́ vậy Trung Quốc đang theo dơi sát cuộc "hồi sinh" quan hệ Nga-Mỹ với lo ngại một thỏa thuận sau lưng có thể xảy ra giữa hai cường quốc một bên là bạn hữu một bên là đối thủ cạnh tranh của Bắc Kinh.

H́nh minh họa: Chân dung Tập Cận B́nh, Donald Trump, Vladimir Putin in trên đồ lưu niệm bày bán tại Saint Pétersbourg, Nga, ngày 21/11/2024. AP - Dmitri Lovetsky
Trong lúc Bắc Kinh t́m cách có được vai tṛ trong các cuộc đàm phán về Ukraina, Washington bắt tay Matxcơva định độc quyền giải quyết cuộc chiến tranh Ukraina. Trung Quốc đang theo dơi sát cuộc "hồi sinh" quan hệ Nga-Mỹ với lo ngại một thỏa thuận sau lưng có thể xảy ra giữa hai cường quốc một bên là bạn hữu một bên là đối thủ cạnh tranh của Bắc Kinh.
Giống như châu Âu, Trung Quốc đang bị qua mặt với quyết tâm tăng tốc xử lư hồ sơ chiến tranh Ukraina của tổng thống Donald Trump. Cường quốc lớn thứ hai thế giới, đối thủ cạnh tranh chính của Hoa Kỳ, đang chú ư theo dơi với lo lắng sự xích lại gần nhau ngoạn mục giữa Washington -Matxcơva được Donald Trump cùng với và Vladimir Putin , "người bạn cũ" của Tập Cận B́nh, vừa khởi động.
Khác với châu Âu, chế độ cộng sản Bắc Kinh đă lên tiếng « hoan nghênh sự đồng thuận » mới được tạo lập giữa Washington và Matxcơva, khuyến khích « mọi nỗ lực hướng tới ḥa b́nh », theo như tuyên bố của Phó Thông, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Đồng thời Bắc Kinh cũng khẳng định lại lập trường có vẻ như trung lập từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraina, kêu gọi đàm phán « có sự tham gia của tất cả các bên » liên quan đồng thời đề nghị giải quyết « gốc rễ nguyên nhân » của cuộc xung đột.
Đằng sau những tuyên bố mang tính ngoại giao này, giới quan sát nhận thấy Bắc Kinh không khỏi lo lắng những biến chuyển mới có thể ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh dài hơi với đối thủ Mỹ cũng như t́nh bạn với « đối tác không giới hạn » Nga.
Người khổng lồ châu Á coi các cuộc đàm phán được khởi động tại Riyad vào thứ Ba vừa rồi giữa ngoại trưởng Nga, Sergueï Lavrov, và người đồng cấp Mỹ, Marco Rubio, là một cơ hội để thiết lập một « khuôn khổ an ninh bền vững mới » ở châu Âu nhằm đảm bảo « sự ổn định lâu dài » của khu vực. Cách nói ẩn ư nhắc đến vai tṛ của NATO ở sườn đông châu Âu.
Chứng tỏ một cường quốc hiếu ḥa
Một nhà nghiên cứu chính trị tại Bắc Kinh, đề nghị ẩn danh, nhận định : « Trung Quốc sẽ công khai khoác lên ḿnh h́nh ảnh một cường quốc yêu chuộng ḥa b́nh, khuyến khích các cuộc đàm phán bao gồm các bên đồng thời vẫn giữ được đồng điệu căn bản với lập trường của Nga ».
Ván bài mới tạo ra cơ hội cho ngoại giao Trung Quốc thúc đẩy ảnh hưởng của ḿnh tại châu Âu, vẫn c̣n đang bàng hoàng trước chủ trương đơn phương của Washington. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich hôm 14/02 vừa qua tuyên bố « Châu Âu cần đóng một vai tṛ quan trọng trong tiến tŕnh ḥa b́nh » ở Ukraina. Đó cũng là cách Trung Quốc ve văn Bruxelles, khi vẫn tự cho ḿnh là người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, đồng thời là người gác đền của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Quan hệ Nga-Mỹ được « cài đặt » lại
Nhưng ở đằng sau, việc « cài đặt lại » quan hệ Nga-Mỹ đang làm dấy lên lo ngại trong các nhà chiến lược Trung Quốc. Họ e sợ đối thủ lâu năm của họ và một “đối tác” Nga, nhân tố cốt lơi trong tham vọng toàn cầu của Tập Cận B́nh, sẽ có những thỏa thuân sau lưng Bắc Kinh.
Chú tâm theo dơi sát, Trung Quốc t́m cách kiểm soát cặp đôi mới phát sinh này, sợ rằng nó có thể vượt khỏi tầm ảnh hưởng của ḿnh, nhưng thực tế Bắc Kinh khó có thể gây tác động được ǵ với cặp đôi cường quốc trên.
Theo Wall Street Journal, vài tuần trước, Bắc Kinh đă đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Trump-Putin trên lănh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, lời đề nghị làm trung gian này đă bị chính quyền Mỹ bác bỏ.
« Trung Quốc lo ngại Trump và Putin xích lại gần nhau. Họ đang cố gắng đóng vai tṛ trung gian, nhưng có lẽ đă hơi muộn », Jean-Pierre Cabestan, nhà nghiên cứu tại Asia Centre có trụ sở tại Hồng Kông, nhận định.
« Công xưởng của thế giới » đang nổi lên như một tác nhân tiềm năng trong công cuộc tái thiết Ukraina, và một số nhà phân tích Trung Quốc thậm chí đă đề cập đến khả năng triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh dưới sự ủy nhiệm của quốc tế. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những giả thuyết suy đoán.
Chỉ là khán giả
Bắc Kinh cố gắng có tiếng nói trong màn kịch này, nhưng trên thực tế lại bị hai nhân vật quyền lực đẩy xuống vai tṛ khán giả, giống như châu Âu. « Trump không hề thích thú ǵ trao cho Trung Quốc một vai tṛ quan trọng nào trong các cuộc đàm phán, cũng như ông không muốn chia sẻ vinh quang nếu chẳng may thành công. Putin cũng vậy, v́ ông ta không muốn tạo ra ấn tượng rằng ḿnh đang phụ thuộc vào Bắc Kinh », theo nhận định của ông Thời Ân Hoằng ( Shi Yinhong), giáo sư tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh.
Mối quan hệ đang thành h́nh này gợi lại những lo lắng cũ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc về một người láng giềng từng là kẻ thù trong lịch sử.
Các cuộc thảo luận song phương khép kín giữa Nhà Trắng và Điện Kremlin sẽ là phép thử đối với « quan hệ đối tác không giới hạn » mà Tập Cận B́nh và Putin đă đạt được năm 2022, ngay trước thềm cuộc xâm lược Ukraina. Kể từ đó, hai nhà lănh đạo có chung hoài niệm về thời kỳ Liên Xô đă thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, đánh dấu bằng quan hệ thương mại và công nghệ phát triển mạnh, củng cố trục « châu Á » của Nga. Cuộc xung đột tại Ukraina làm gia tăng phụ thuộc ngày càng sâu của Matxcơva vào « công xưởng thế giới ». Điều này khẳng định ưu thế của Trung Quốc trong mối quan hệ đầy mập mờ giữa hai người khổng lồ Á-Âu.
Việc nối lại đối thoại giữa Nga và Mỹ làm dấy lên lo ngại về khả năng h́nh thành một liên minh bất lợi cho Trung Quốc, có thể đẩy nhanh quá tŕnh « bao vây » nước này trong tương lai. Điều này diễn ra trong bầu không khí bất trắc của quan hệ song phương Mỹ-Trung trong bối cảnh chiến thương mại mà Bắc Kinh t́m cách tránh , do sợ rằng nó sẽ làm trầm trọng thêm đà suy giảm tăng trưởng kinh tế của ḿnh.
Trump và Tập đă khẳng định mong muốn hợp tác trong một cuộc điện đàm ngay trước lễ nhậm chức của vị tổng thống muốn « Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại- MAGA ». Trump thậm chí bày tỏ ư định thăm Trung Quốc trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, từ đó đến giờ, không có thêm bất kỳ thông báo chính thức nào, nhất là sau khi Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vào đầu tháng Hai, kéo theo các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu. Trong khi đó, Putin và Tập đă thể hiện sự đồng thuận trong điện đàm hôm 21 tháng 1 vừa rồi.
« Trung Quốc đang căng thẳng chứng kiến Mỹ và Nga nói chuyện với nhau. Việc xích lại gần nhau này có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối tác không giới hạn với Matxcơva», theo đánh giá của Earl Wang, nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học chính trị -Sciences Po Paris, Pháp. Bắc Kinh không quên rằng, rốt cuộc, họ vẫn là đối thủ số một của chính quyền mới ở Mỹ , và sợ Trump có thể t́m cách lôi kéo Putin quay lại chống họ để đạt mục đích cuối cùng là thắng trong « trận đấu thế kỷ » ở châu Á - Thái B́nh Dương.
Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan nhận định, lấy cảm hứng từ chiến lược của Richard Nixon thời Chiến tranh Lạnh « Trump mơ ước chia rẽ Trung Quốc và Nga để kéo Matxơva về phía phương Tây ». Đầu những năm 1970, tổng thống Cộng Ḥa của Mỹ nhờ vào tài ngoại giao của Henry Kissinger, đă thực hiện một cú xoay trục ngoại giao ngoạn mục khi bắt tay với Trung Quốc của Mao Trạch Đông, nhằm bao vây Liên Xô. Khi đó, hai nước láng giềng cộng sản đang có những hiềm khích sâu sắc. C̣n giờ đây, viễn cảnh đầy tham vọng này vấp phải sự gắn kết ư thức hệ giữa hai cường quốc Á-Âu. Cả hai đều nh́n thấy nền dân chủ tự do kiểu phương Tây là mối đe dọa sinh tồn đối với chế độ toàn trị của họ. Cả Bắc Kinh và Matxcơva đều đặt cược vào những hỗn loạn chính trị đang chia rẽ nội bộ phương Tây, với hy vọng có thể xoay ngược ḍng chảy của lịch sử.