Nước ngọt từ băng tan tràn vào đại dương đang khiến ḍng hải lưu đại dương lớn nhất hiện nay chảy chậm lại.Theo Interesting Engineering, Hải lưu ṿng Nam Cực (ACC) - ḍng hải lưu đại dương lớn nhất hiện nay đang bị tác động nặng nề bởi các tảng băng tan chảy xung quanh Nam Cực.
Cụ thể, sự gia tăng lượng nước ngọt từ băng tan đang làm thay đổi mô h́nh độ mặn và sự lưu thông trong đại dương, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng cho phép các ḍng hải lưu hoạt động trên toàn cầu.
Theo một nghiên cứu do Đại học Melbourne và Trung tâm Nghiên cứu NORCE Na Uy thực hiện, nếu lượng khí thải carbon không được kiểm soát, tốc độ chảy của ACC có thể giảm tới 20% vào năm 2050.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự thay đổi này có thể làm xáo trộn hệ thống khí hậu tích hợp trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng đến mực nước biển, nhiệt độ đại dương và thậm chí là hệ sinh thái biển.
"Đại dương cực kỳ phức tạp và có sự cân bằng tinh tế. Nếu ‘động cơ’ là ḍng hải lưu này bị hỏng, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm sự biến đổi khí hậu gia tăng với các hiện tượng cực đoan rơ rệt hơn ở một số khu vực. Sự nóng lên toàn cầu diễn ra nhanh hơn do khả năng hấp thụ carbon của đại dương suy giảm", Bishakhdatta Gayen, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết.
ACC đóng vai tṛ quan trọng trong chuyển động của các đại dương trên thế giới, là một thành phần cốt lơi của "băng chuyền đại dương" – hệ thống chịu trách nhiệm duy tŕ ḍng chảy của nước giữa Đại Tây Dương, Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, ACC c̣n hỗ trợ kiểm soát khí hậu bằng cách phân phối nhiệt, carbon dioxide và chất dinh dưỡng đến các lưu vực đại dương khác nhau.
Bên cạnh đó, ACC mạnh hơn gấp 4 lần so với hải lưu Gulf Stream. Do đó, ḍng hải lưu đại dương lớn nhất này cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự di cư của nhiều loài sinh vật biển trên đại dương.
Khi ACC bị suy yếu, có nguy cơ một số loài như tảo bẹ, tôm và động vật thân mềm sẽ xâm nhập vào vùng biển Nam Cực, đe dọa nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và chuỗi thức ăn vốn đă mong manh.
|