
Khi nhắc đến buông bỏ, nhiều người nghĩ ngay đến sự mất mát, từ bỏ hay thậm chí là yếu đuối. Nhưng sự thật, buông bỏ trong Phật giáo không có nghĩa là từ bỏ mọi thứ, mà là thấu hiểu sâu sắc để giải phóng bản thân khỏi đau khổ.
Buông bỏ không có nghĩa là ta phải rời xa những người ta yêu thương hay từ chối những ǵ ta mong muốn. Mà là buông đi sự dính mắc, buông đi đ̣i hỏi, buông đi sự kiểm soát. Bởi v́ càng nắm chặt, ta càng mệt mỏi. Càng cố giữ, ta càng sợ mất.
Buông bỏ chính là:
Buông đi những oán giận để ḷng thanh thản
Buông đi sự mong cầu để an yên với hiện tại
Buông đi những điều không c̣n phù hợp để đón nhận điều tốt đẹp hơn
Đặc biệt, trong cuộc sống gia đ́nh để có sự an yên và hạnh phúc th́ buông bỏ cũng có nghĩa là buông những kỳ vọng lên con cái và bạn đời.
Chúng ta yêu thương con cái, mong chúng thành công, hạnh phúc, nhưng đôi khi chính kỳ vọng quá lớn lại khiến cả ta và con đều áp lực. Con có con đường của chúng, không phải để sống theo mong muốn của ta. Buông đi sự kiểm soát, con cái sẽ tự do lớn lên với hạnh phúc thực sự.
Với bạn đời cũng vậy, nhiều người sống trong đau khổ v́ luôn mong đối phương thay đổi theo ư ḿnh. Nhưng thực ra, t́nh yêu đẹp nhất là khi ta đón nhận họ như chính họ, thay v́ mong họ trở thành một người khác. Khi không c̣n kỳ vọng quá nhiều, t́nh yêu sẽ nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc sẽ tự nhiên hơn.
Chúng ta không mất ǵ khi buông bỏ, ngược lại, ta có được sự tự do và b́nh an trong tâm hồn. V́ thế, thay v́ hỏi”Tôi phải buông bỏ cái ǵ?” hăy tự hỏi”Tôi đang nắm giữ điều ǵ khiến ḿnh đau khổ?”
Buông đúng, không mất. Chỉ mất khi giữ sai.
Hăy nhẹ nhàng mà sống. Hăy buông mà không mất. Hăy yêu thương mà không dính mắc.
VietBF@sưu tập