Mức phạt cho hành vi bấm c̣i xe máy liên tục là 8 - 10 triệu đồng nhưng thực tế hiếm khi bị xử lư nên tài xế không sợ, tha hồ tra tấn người đi đường bằng tiếng c̣i.
Giờ tan tầm, tôi nhích từng chút trong đám đông vội vă. Đến ngă tư, đoàn xe xếp thành hàng chục lớp chật cứng. Đèn đỏ báo hiệu c̣n hơn 60 giây nhưng sau lưng tôi, tiếng c̣i xe đă vang lên nhức óc.
Có tài xế bóp c̣i để cố xin đường chen lên gần vạch kẻ thêm một chút. Có người nhấn c̣i để ép người phía trên dẹp chỗ, nhường lối đi cho ḿnh rẽ phải, dù biển báo không cho phép. Đa số người khác là muốn mượn tiếng c̣i để nhắc nhở những xe phía trên lát nữa liệu mà đi nhanh khi đèn xanh bật lên.
Đường chật cứng đến không thể nhúc nhích, tôi cùng hàng trăm người khác đành đứng yên chịu sự tra tấn của loại âm thanh chói lói, gay gắt như muốn xói vào đầu. Sau một ngày rút hết sức làm việc, đang phải hành xác trong cảnh tắc đường, sự ô nhiễm âm thanh kinh khủng này nhiều lúc khiến tôi muốn phát điên. Đôi khi có người không chịu nổi phải quát lên: "Đằng nào cũng đă đi được đâu, c̣i ǵ c̣i lắm thế!"; nhưng tiếng quát lạc lơng ấy cũng ch́m trong tiếng c̣i và chẳng thay đổi được ǵ.Ngoài vượt đèn đỏ hay phóng xe lên vỉa hè, bấm c̣i vô tội vạ cũng là loại "đặc sản tai hại" của giao thông đô thị Việt Nam. Việc áp dụng mức phạt nặng theo Nghị định 168/2024/NĐ–CP khiến nhiều vi phạm giảm rơ rệt, trừ hành vi bấm c̣i sai quy định dù mức phạt cho lỗi này cũng rất cao.
Theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ–CP, áp dụng từ ngày 1/1/2025, hành vi bấm c̣i xe máy liên tục bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng (tăng 20 lần so với mức 400 - 600 ngh́n đồng trước đây), nặng hơn lỗi xe máy vượt đèn đỏ. Vậy mà các tài xế vẫn xem thường. Cứ đến ngă tư là họ bấm c̣i. Thấy có xe đi chậm phía trước: Bấm c̣i. Đang di chuyển thấy có xe đi sát ḿnh quá: Bấm c̣i. Đèn đỏ chỉ c̣n ít giây mà những xe trước chưa có dấu hiệu nhúc nhích: Bấm c̣i.
Nhiều người bấm c̣i như một thói quen, như một lời ra lệnh: "Tránh ra cho tôi đi". Nhiều người coi tiếng c̣i như một h́nh thức thị uy hay để bày tỏ thái độ khi thấy bực ḿnh hay ngứa mắt với tài xế khác. Nhiều người bấm liên hồi như muốn trút bớt những mệt mỏi, tức giận tích tụ cả ngày mà không quan tâm đến việc hành vi của họ gây stress nặng hơn cho cả đám đông.
Theo quy định, tài xế chỉ được bấm c̣i trong 2 trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện t́nh huống có thể mất an toàn giao thông; báo hiệu chuẩn bị vượt xe. Những người ngụy biện có thể xếp ḿnh vào trường hợp thứ hai, nhưng rơ ràng họ đâu được phép vượt hay di chuyển khi tất cả đang phải chờ đèn đỏ! Và ngay cả lúc đang đèn xanh, đường chật như nêm th́ lấy đâu ra chỗ vượt?
Sở dĩ mức phạt tăng cao mà tài xế vẫn không sợ là v́ việc xử phạt hành vi bấm c̣i vô tội vạ không được thực hiện rốt ráo, nghiêm khắc như những vi phạm khác, có lẽ v́ lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Lỗi bấm c̣i liên tục giờ tan tầm rất khó để xử phạt ngay tại trận v́ lực lượng chức năng thường ưu tiên xử lư trước những lỗi dễ gây nguy hiểm hơn, hoặc phải tập trung điều tiết giao thông, giảm ùn tắc.
Bên cạnh đó, việc bắt quả tang tài xế bấm c̣i cũng là vấn đề, v́ họ rất dễ dàng chối tội; khi cảnh sát giao thông xuất hiện th́ hành vi đă hoàn tất và không có bằng chứng. Các camera phạt nguội cũng không giúp phân biệt tài xế nào bấm c̣i, tài xế nào không. Đó là chưa kể hàng trăm người bấm c̣i liên tục, biết bắt ai, bỏ qua ai? Chắc v́ biết được cái khó này mà các tài xế tuy đă "chừa" việc vượt đèn đỏ, uống rượu lái xe hay leo lên vỉa hè nhưng không chịu bỏ thói dùng tiếng c̣i tra tấn người khác.
Thật ra, tiếng c̣i xe đồng loạt đinh tai nhức óc không phải không nguy hiểm. Một nghiên cứu được thực hiện tại gần 750 thành phố ở 25 quốc gia châu Âu cho thấy, khoảng 60 triệu người đang phải sống chung với tiếng ồn quá mức từ giao thông đường bộ. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, gián tiếp gây ra khoảng 3.600 ca tử vong sớm liên quan đến bệnh tim mỗi năm.
Do đó, cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp để xử phạt những tài xế bấm c̣i sai quy định, tránh kéo dài t́nh trạng mức phạt th́ cao nhưng vẫn chẳng ai sợ. Hăy tham khảo kinh nghiệm của các nước để nghiên cứu, t́m cách phù hợp với Việt Nam. Đầu năm 2025 tại Karnataka, Ấn Độ, lực lượng chức năng áp dụng một h́nh phạt độc đáo, đó là bắt tài xế vi phạm phải đứng nghe tiếng c̣i inh ỏi của chính xe họ trong khoảng thời gian nhất định. Ngụ ư sâu xa của cách phạt này là để người lái xe nhận thức được sự phiền toái mà tiếng c̣i không cần thiết gây ra.
Ngoài việc xử phạt nghiêm và cho tài xế thấy hành vi của họ xấu xí ra sao, tôi đề nghị cơ quan chức năng ban hành quy định về các "khung giờ không c̣i".
|