Theo như sau khi Đại sứ Nam Phi tại Mỹ, ông Ebrahim Rasool bị chính quyên Tổng thống Donald Trump yêu cầu rời khỏi Mỹ v́ “không được hoan nghênh”, nhưng ông Đại sứ này khẳng định bản thân không hề hối tiếc về những phát ngôn dẫn đến việc bị Mỹ trục xuất về nước, sau khi ông đưa ra những b́nh luận về Tổng thống Donald Trump là phân biệt chủng tộc - điều được nhận định đă làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Nam Phi.

Cựu Đại sứ Nam Phi tại Mỹ, ông Ebrahim Rasool phát biểu tại sân bay quốc tế Cape Town, Nam Phi vào ngày 23/3/2025. Ảnh: Getty Images.
Theo Bloomberg, hôm 23/3, ông Rasool phát biểu trên sóng truyền h́nh quốc gia: "Tôi sẽ đón nhận 'huy hiệu' người không được hoan nghênh với thái độ đường hoàng, bởi tôi biết ḿnh đă làm điều đúng đắn".
Ông Rasool cho biết bản thân cần một khoảng thời gian để suy ngẫm về những ǵ đă xảy ra. Ông cũng đề nghị có một hoặc hai tuần để suy xét về phản ứng của ḿnh.
Ông Rasool cũng thông báo rằng vào ngày 24/3, ông sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa để báo cáo về những sự kiện dẫn đến việc bị trục xuất, cũng như đánh giá của ông về quan hệ song phương giữa hai nước.
Trước đó, trong một bài đăng trên mạng xă hội X, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố rằng ông Rasool là "người không được hoan nghênh" tại Mỹ sau khi ông đưa ra những b́nh luận về Tổng thống Donald Trump là phân biệt chủng tộc - điều được nhận định đă làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Nam Phi.
dai su bi truc xuat anh 1
Quan hệ giữa Nam Phi và Mỹ dường như đă xấu đi kể từ khi Tổng thống Trump cáo buộc chính phủ Nam Phi tịch thu đất đai của cộng đồng thiểu số da trắng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định rằng trên thực tế, chính quyền Nam Phi không hề tịch thu bất kỳ đất đai tư nhân nào kể từ khi chế độ Apartheid kết thúc vào năm 1994.
Vụ việc trên là diễn biến mới nhất trong mối quan hệ căng thẳng có liên quan đến vấn đề chủng tộc khá nhạy cảm giữa Mỹ và Nam Phi. Điều này được nhận định có nguyên nhân một phần bắt nguồn từ cố vấn của Tổng thống Trump, vị tỷ phú gốc Nam Phi Elon Musk, người đă có những thông tin liên quan thuyết âm mưu về "nạn diệt chủng" đối với nông dân da trắng ở Nam Phi.
Với những thông tin nhận được, Tổng thống Trump đă ban hành một sắc lệnh hành pháp tạm dừng viện trợ nước ngoài cho Nam Phi và tuyên bố rằng hệ thống tị nạn của Mỹ sẽ ưu tiên tiếp nhận những người Afrikaner (người gốc Hà Lan tại Nam Phi) bị phân biệt chủng tộc bất công.
Ông Rasool, người cũng từng là đại sứ Nam Phi tại Mỹ từ năm 2010 đến năm 2015, cho biết Nam Phi nên cân nhắc từ bỏ các thỏa thuận thương mại và mối quan quan hệ với Mỹ trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Trump nếu nước này phải thỏa hiệp các giá trị.
Trước phát biểu của cựu Đại sứ Nam Phi tại Mỹ, vào ngày 15/3, Văn pḥng Tổng thống nước này cũng đă bày tỏ lấy làm tiếc về việc Washington quyết định trục xuất ông Ebrahim Rasool.
Trong tuyên bố, cơ quan trên nhấn mạnh việc Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Rasool bị trục xuất là điều đáng tiếc, đồng thời kêu gọi các bên liên quan duy tŕ “chuẩn mực ngoại giao” về vấn đề này. Văn pḥng Tổng thống khẳng định Chính phủ Nam Phi vẫn cam kết xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với Mỹ.
Trong một động thái liên quan khác, vào đầu tháng 2, các tổ chức đại diện cho người Afrikaner ở Nam Phi tuyên bố họ sẽ không chấp nhận lời đề nghị tái định cư tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump. Các tổ chức Afrikaner này, bao gồm Solidarity và AfriForum, đă tổ chức một cuộc họp báo hôm 8/2 tại thủ đô Pretoria để phản hồi sắc lệnh của Tổng thống Trump được ban hành trước đó một hôm, trong đó cáo buộc Nam Phi tịch thu tài sản nông nghiệp của người Afrikaner thiểu số và trao cho người Afrikaner cơ hội xin quy chế tị nạn tại Mỹ.
Khi được hỏi về cáo buộc "tịch thu đất đai", Giám đốc điều hành của nhóm vận động hành lang Afrikaner AfriForum Kallie Kriel cho biết rằng t́nh h́nh đă xảy ra nhưng không phải do chính phủ thực hiện.
Ông cho biết: "Những vụ chiếm đoạt đất đai được thực hiện bởi những người có động cơ chính trị. Lư do chính phủ phải chịu trách nhiệm là v́ họ không coi trọng hoặc ngăn chặn việc này".