Theo DW, động thái của 4 nước này được đưa ra vào đúng thời điểm nhạy cảm khi Nga và Ukraine có thể sắp tiến tới một điểm kết thúc lâu dài hơn cho cuộc xung đột.
4 nước tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Ottawa
Theo hăng thông tấn TASS (Nga), những ngày gần đây, Ba Lan và 3 nước Baltic thuộc Liên Xô cũ đă tuyên bố quyết định rút khỏi Hiệp ước Ottawa, trong đó cấm sử dụng ḿn chống người (APM). Warsaw đă công bố kế hoạch rải ḿn ở biên giới phía đông với lư do đây là động thái cần thiết "để tăng cường an ninh ở biên giới với Belarus".
Tuy nhiên, hành động này được Nga nh́n nhận là "nguồn gốc tiềm ẩn gây căng thẳng mới trong khu vực". Dù Moscow không phải là một thành viên của Hiệp ước Ottawa nhưng cả 4 nước trên đều có chung biên giới trên bộ với Nga.
Hiệp ước Ottawa (hay Công ước Cấm ḿn) được kư kết vào năm 1977 với mục tiêu là "ngăn chặn nỗi đau khổ mà các loại ḿn gây ra cho dân thường". Đây là thỏa thuận mang tính bước ngoặt lịch sử khi chứng kiến 164 quốc gia tự phá hủy kho ḿn của ḿnh và cam kết không sử dụng chúng trong tương lai.

Hiệp ước Ottawa (Hiệp ước Cấm Ḿn sát thương) có 164 quốc gia thành viên đă phê chuẩn hoặc gia nhập. Ảnh: CBC
Trong tuyên bố chung được đưa ra vào tuần trước, các Bộ trưởng quốc pḥng 4 nước Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia đă nói về việc rút khỏi hiệp ước cấm ḿn với lư do là mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga và Belarus. Cả 4 Bộ trưởng tuyên bố, việc rút khỏi hiệp ước sẽ mang lại cho quân đội của họ "sự linh hoạt và quyền tự do lựa chọn" để sử dụng các loại vũ khí như APM, nếu cần thiết.
Theo CBC News (Canada), mặc dù quyết định cuối cùng vẫn chưa được Quốc hội các nước này bỏ phiếu thông qua, nhưng tin tức đă làm dấy lên mối lo ngại lớn ở châu Âu.
Nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo, việc rút khỏi hiệp ước Ottawa có thể gây ra hiệu ứng domino với các thỏa thuận toàn cầu khác.
Tuyên bố của 4 nước trên được đưa ra chỉ vài tháng sau khi chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Biden chấp thuận gửi ḿn APM tới Ukraine và tuyên bố rằng đây là "quyết định quân sự" do Nga đă triển khai thêm nhiều lính bộ binh tấn công trước khi xe tăng hoặc các phương tiện cơ giới khác tiến vào.
Mặc dù Kiev cũng là một bên kư Hiệp ước Ottawa nhưng nước này đă thông báo với các bên khác trong hiệp ước rằng, họ sẽ đưa ra ngoại lệ với các vùng lănh thổ bị chiếm đóng.
Hăng tin DW (Đức) b́nh luận thêm rằng, tuyên bố cũng được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Ukraine và Nga có thể sắp tiến tới một điểm kết thúc lâu dài hơn cho cuộc xung đột đă kéo dài 3 năm.
"Không thể trói tay Ba Lan" – Phó Thủ tướng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz tuyên bố. Warsaw cho biết, họ có thể rút khỏi công ước bằng cách thông qua luật tại quốc hội và đảm bảo sự chấp thuận của tổng thống, sau đó là thông báo chính thức tới Liên Hợp Quốc. Việc rút lui sẽ có hiệu lực sau 6 tháng.
Trong khi đó, ông Imants Lieģis, cố vấn ngoại giao của Bộ trưởng Quốc pḥng Latvia Andris Sprūds cho biết, việc Latvia rời khỏi hiệp ước "nhận được nhiều sự ủng hộ của công chúng nước này".
Nga cảnh cáo nóng, dọa đáp trả bằng "biện pháp quân sự"
Phản ứng trước động thái của Ba Lan và 3 nước Baltic, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, Nga sẽ tiến hành "các biện pháp quân sự và kỹ thuật" để đảm bảo an ninh quốc gia.
"Những nỗ lực của Ba Lan và các nước vùng Baltic nhằm rút khỏi Hiệp ước Ottawa sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng ở châu Âu, và làm suy yếu t́nh h́nh trong lĩnh vực an ninh quốc tế khu vực.
Do đó, Nga sẽ tiến hành các bước trả đũa để đảm bảo quốc pḥng và an ninh quốc gia, bao gồm cả việc sử dụng các phương án quân sự - kỹ thuật" – Bà Zakharova nhấn mạnh.
Theo hăng thông tấn TASS (Nga), phản ứng của EU với sáng kiến của Ba Lan và các nước Baltic cho tới thời điểm hiện tại vẫn c̣n hạn chế. Quyết định của 4 nước này không chỉ là vấn đề an ninh, mà c̣n là vấn đề chính trị, có thể dẫn tới leo thang hơn nữa trong khu vực.
"Động thái này đặt ra câu hỏi về cam kết của Ba Lan và các nước vùng Baltic đối với luật pháp quốc tế. Nếu EU và các quốc gia khác không t́m ra cách ngăn chặn sáng kiến này, nó có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các khu vực khác trên thế giới.
Người ta vẫn hy vọng ngoại giao sẽ thắng thế so với các phương pháp vũ lực. Nếu không, các băi ḿn trên biên giới không chỉ trở thành rào cản vật lư mà c̣n là rào cản chính trị, chia cắt hoàn toàn châu Âu" – TASS cho hay.
VietBF@ Sưu tập