Theo như công dân đă được ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị chuẩn bị sẵn các vật dụng thiết yếu đủ cho 72 giờ để chủ động đối phó với t́nh huống khẩn cấp khi xảy ra thảm họa trong lúc kêu gọi công dân các nước thành viên tích trữ đủ thực phẩm, nước uống và nhu yếu phẩm để có thể tự duy tŕ trong ít nhất 72 giờ .
Trong bối cảnh các rủi ro ngày càng gia tăng như lũ lụt, cháy rừng, đại dịch và xung đột quân sự, Liên minh châu Âu (EU) đă đề xuất một chiến lược nhằm nâng cao khả năng ứng phó của người dân.
Theo đó, công dân EU được khuyến nghị chuẩn bị sẵn các vật dụng thiết yếu đủ cho 72 giờ để chủ động đối phó với t́nh huống khẩn cấp, Guardian đưa tin.
Ủy viên phụ trách quản lư khủng hoảng EU Hadja Lahbib nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chủ trong những giờ đầu tiên của thảm họa: “Chúng tôi khuyến nghị các quốc gia thành viên đảm bảo công dân có thể tự cung cấp trong 72 giờ”.
Bà Lahbib cũng chia sẻ một video trên mạng xă hội, hướng dẫn cách chuẩn bị túi khẩn cấp bao gồm tài liệu tùy thân, thực phẩm đóng hộp, nước uống, dao đa năng, diêm, tiền mặt và radio cầm tay.
Chiến lược này lấy cảm hứng từ các mô h́nh đă được áp dụng tại Đức và các nước Bắc Âu, nơi chính phủ cung cấp hướng dẫn chi tiết và ứng dụng điện thoại giúp người dân sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng. Tại Na Uy, người dân được khuyến cáo dự trữ thuốc, bao gồm cả viên i-ốt pḥng trường hợp sự cố hạt nhân. Đức thậm chí đă yêu cầu các hộ gia đ́nh cải tạo tầng hầm hoặc nhà kho thành nơi trú ẩn.

Ủy viên phụ trách quản lư khủng hoảng EU Hadja Lahbib. Ảnh: Brussels Times.
Bên cạnh khuyến nghị dành cho cá nhân, EU cũng đang thúc đẩy một chiến lược tích trữ chung nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô, năng lượng, nơi trú ẩn và có thể cả thực phẩm, nước uống.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất tổ chức “ngày châu Âu sẵn sàng” để nâng cao nhận thức của người dân và đưa chủ đề này vào chương tŕnh giáo dục.
Tuy nhiên, chiến lược này vấp phải phản ứng trái chiều từ các quốc gia thành viên. Một số nước Nam Âu, như Italy và Tây Ban Nha, lo ngại rằng cách truyền tải thông điệp có thể gây hoang mang cho công chúng. Trong khi đó, Bắc Âu đă sớm có các biện pháp pḥng bị, như Phần Lan yêu cầu thanh niên được huấn luyện sử dụng vũ khí.
Phó chủ tịch EC Roxana Mînzatu bác bỏ cáo buộc gây hoang mang, so sánh việc chuẩn bị này với bảo hiểm tai nạn: “Việc chuẩn bị không có nghĩa là chúng ta bi quan, mà chỉ đơn giản là muốn giảm thiểu thiệt hại và đau khổ khi khủng hoảng xảy ra”.