Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự nghiêm túc với kế hoạch thâu tóm Greenland, đồng thời khẳng định ư tưởng này có “gốc rễ lịch sử”.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin (trái) và ông Donald Trump, khi đương chức Tổng thống Mỹ, tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 28/6/2019.
Theo hăng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ tối 27/3, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Moskva (Moscow) đang xem xét nghiêm túc những phát ngôn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng sáp nhập Greenland.
Phát biểu tại Diễn đàn Bắc Cực Quốc tế ở Murmansk cùng ngày, Tổng thống Putin nhắc lại rằng các kế hoạch tương tự đă được đưa ra vào thế kỷ 19, nhưng khi đó Quốc hội Mỹ đă phản đối đề xuất của Tổng thống Andrew Johnson.
“Điều này thoạt nh́n có thể khiến ai đó ngạc nhiên. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng đây chỉ là những cuộc tṛ chuyện mang tính khoa trương của chính quyền Mỹ mới. Hoàn toàn không phải vậy”, ông Putin nói.
Nhà lănh đạo Liên bang Nga mô tả các kế hoạch của Mỹ đối với Greenland là “nghiêm túc”.
“Những kế hoạch này có gốc rễ lịch sử lâu đời, và rơ ràng là Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của ḿnh ở Bắc Cực một cách có hệ thống”, ông Putin nhấn mạnh.
Theo báo The Kyiv Independent ngày 27/3, vào tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố Greenland là yếu tố quan trọng đối với an ninh của Mỹ và không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để đảm bảo lợi ích của Washington tại khu vực này. Ông cũng cho rằng Đan Mạch có thể gặp hạn chế trong việc bảo vệ Greenland do khoảng cách địa lư.
Ngày 13/3, theo báo Potilico, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đề cập đến khả năng sáp nhập Greenland, đồng thời bày tỏ sự quan tâm đến kết quả bầu cử tại ḥn đảo này.
Gần nhất là vào hôm 26/3, theo báo The Kyiv Independent, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ “tiến xa đến mức cần thiết” trong vấn đề liên quan đến ḥn đảo Bắc Cực này, khiến Bộ Quốc pḥng Đan Mạch coi đây là một sự leo thang trong lời lẽ ngoại giao.
Greenland là một lănh thổ tự trị của Đan Mạch, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là đồng minh truyền thống của Mỹ. Ḥn đảo này là nơi đặt các căn cứ quân sự của cả Đan Mạch và Mỹ, đồng thời sở hữu trữ lượng khoáng sản khổng lồ.
Theo AP, Greenland - ḥn đảo với dân số khoảng 56.000 người, phần lớn có nguồn gốc thổ dân Inuit - đă trở thành tâm điểm chú ư quốc tế kể từ khi Tổng thống Trump nhiều lần công khai kế hoạch kiểm soát ḥn đảo này.
Tuy nhiên, tại cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm 11/3, đảng Qulleq - được xem là thân Mỹ nhất tại Greenland - thậm chí không giành đủ phiếu bầu để có một ghế trong cơ quan lập pháp.
Trong khi đó, đảng Dân chủ (Demokraatit) trung hữu đối lập đă tạo nên cú sốc chính trị khi giành được gần 30% số phiếu bầu, một bước nhảy vọt so với vị trí thứ tư và chỉ 9,1% số phiếu bầu họ nhận được trong cuộc bầu cử trước đó.
Lănh đạo đảng Demokraatit 33 tuổi Jens-Frederik Nielsen, người từng cảnh báo rằng tuyên bố của Tổng thống Trump là "mối đe dọa đến nền độc lập chính trị" của Greenland, đă gọi kết quả này là "lịch sử" và thừa nhận đây là điều "chúng tôi không ngờ tới".
Phát biểu sau chiến thắng, ông Nielsen đă nhanh chóng khẳng định lập trường của ḿnh với truyền thông quốc tế: "Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Không, chúng tôi không muốn trở thành người Đan Mạch. Chúng tôi muốn trở thành người Greenland và chúng tôi muốn có nền độc lập của riêng ḿnh trong tương lai. Và chúng tôi muốn tự ḿnh xây dựng quê hương của ḿnh".
Kết quả này, theo báo Potilico ngày 12/3, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 70%, được các chuyên gia xem là sự phản đối thẳng thừng đối với những tuyên bố liên tục của ông Trump về việc muốn "thâu tóm" ḥn đảo chiến lược này.
Nhà nghiên cứu cấp cao Ulrik Pram Gad tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch (DIIS) cho rằng:"Vấn đề mua lại (Greenland) của ông Trump đă bị từ chối. Thách thức hiện nay là chuyển hướng sự quan tâm quốc tế vào hợp tác kinh tế. Về vấn đề này, EU có khả năng đóng một vai tṛ quan trọng".
VietBF@ sưu tập