Trở thành ông trùm chống fentanyl của Canada, Kevin Brosseau muốn ngăn chặn ḍng chảy fentanyl để ngăn những cái chết do sốc thuốc và giải quyết sức ép từ Mỹ.
Hồi tháng hai, Canada bổ nhiệm Kevin Brosseau, quan chức có 20 năm kinh nghiệm về an toàn công cộng và an ninh quốc gia, làm "trùm chống fentanyl" đầu tiên của nước này, với nhiệm vụ giám sát nỗ lực của Canada nhằm phá hủy mạng lưới buôn bán fentanyl.
Brosseau có bằng thạc sĩ luật của Trường luật Harvard, từng giữ vai tṛ cố vấn an ninh và t́nh báo cho Thủ tướng. Ông hiện điều phối công việc của các cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên và các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lư các tiền chất được sử dụng để sản xuất fentanyl. Đồng thời, ông cũng là đầu mối liên lạc của Canada với Mỹ về vấn đề fentanyl, khi giới chức ở Ottawa hy vọng có thể ngăn chặn cuộc chiến thương mại leo thang.
Brosseau nói với truyền thông Mỹ vào tháng này rằng ông muốn cho Mỹ thấy Canada đang tăng cường an ninh dọc biên giới chung, sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế quan lên hàng hóa nước này với lư do Canada chưa làm đủ nhiều để ngăn chặn ḍng chảy fentanyl vào Mỹ.
"Tôi hy vọng sẽ thúc đẩy công việc mà hàng ngh́n nhân viên ở Canada và Mỹ đang thực hiện, giúp gắn kết các nhóm và đảm bảo hợp tác", ông nói.
Fentanyl là một trong những loại thuốc giảm đau mạnh thuộc nhóm opioid, có tính gây nghiện cao, hơn heroin và morphine tới 50-100 lần. Việc lạm dụng fentanyl đă khiến gần 75.000 người tử vong ở Mỹ trong năm 2023, theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ.

Vũ khí và thuốc gây nghiện bị thu giữ trong cuộc đột kích siêu pḥng điều chế ở British Columbia hồi tháng 10/2024. Ảnh: AP
Nhiều người Canada coi tuyên bố của ông Trump nhằm "biện minh" cho cuộc chiến thương mại chống lại nước này, khi Tổng thống Mỹ nhiều lần đề cập ư tưởng sáp nhập Canada thông qua sức mạnh kinh tế.
Năm ngoái, số lượng fentanyl mà Cơ quan Biên pḥng Mỹ thu giữ ở biên giới phía bắc giáp với Canada chỉ bằng 0,2% mức hơn 9.500 kg thu giữ ở biên giới phía nam với Mexico. Trong hai tháng cuối năm ngoái, lượng fentanyl thu giữ ở biên giới với Canada là 4,5 kg.
Giới chuyên gia cho rằng lượng fentanyl chảy từ Canada vào Mỹ không phải t́nh trạng khẩn cấp, nhưng với sức ép từ ông Trump, các quan chức Canada đang cố gắng hết sức để chứng minh rằng Canada coi trọng vấn đề an ninh biên giới và việc bổ nhiệm trùm chống fentanyl là động thái như vậy.
Ông Brosseau đă nhấn mạnh quyết tâm kiểm soát biên giới. "Đưa con số này về 0 là mục tiêu của chúng tôi", ông Brosseau nói khi thăm một cửa khẩu ở Ontario vào ngày đầu nhậm chức. "Dù là nửa cân hay 4,5 kg, chúng ta đều biết chúng có thể gây ra nhiều cái chết".
Các chuyên gia an ninh mong muốn rằng, ngoài giải quyết sức ép từ Mỹ, Canada cần chú ư đến cuộc khủng hoảng opioid của chính ḿnh và dành nhiều nguồn lực cho vấn đề này hơn.
Theo giới chức y tế Canada, gần 50.000 người nước này đă chết v́ dùng quá liều opioid kể từ năm 2016, khi fentanyl hoành hành ở nhiều nơi như Vancouver hay Bristish Columbia, khu vực có tỷ lệ lạm dụng thuốc cao nhất ở Bắc Mỹ. Năm 2016, British Columbia phải tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng liên quan tới làn sóng gia tăng số ca tử vong do sốc thuốc.
"Fentanyl là vấn đề nghiêm trọng v́ số người chết mà nó gây ra, chứ không phải chỉ là vấn đề hàng xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế", Bob Paulson, cựu ủy viên Cảnh sát Hoàng gia Canada và từng là cấp trên của ông Brosseau, nói.
Paulson mô tả Brosseau là "lănh đạo quyết đoán" với khả năng giao tiếp xuất sắc, giúp ông gắn kết mọi người để đạt được kết quả. "Ông ấy không phải người chỉ biết nói, mà là người hành động. Ông ấy quan tâm đến việc hoàn thành sứ mệnh".
Cheyenne Johnson, giám đốc điều hành của Trung tâm British Columbia về Sử dụng Chất gây nghiện có trụ sở tại Vancouver, mong ông Brosseau không chỉ tăng cường thực thi pháp luật mà c̣n phải có biện pháp để giúp người dùng fentanyl cai nghiện. "Chúng ta chưa đạt được nhiều tiến bộ", bà nói. "Vẫn luôn có những người muốn lạm dụng fentanyl, trọng tâm thực sự phải là phát triển các giải pháp cai nghiện và giảm tác hại".
Trong khi đó, Ray Donovan, cựu lănh đạo Lực lượng Chống ma túy Mỹ (DEA), đánh giá Canada sẽ mắc sai lầm nếu cho rằng những lo ngại về an ninh biên giới của chính quyền Tổng thống Trump chỉ là lời biện minh cho đ̣n thuế quan. Ông cho biết lượng fentanyl từ Canada vào Mỹ thực tế có thể cao hơn số liệu của Cơ quan Biên pḥng.
"Nếu bạn nghĩ đây chỉ là vấn đề thương mại, tôi khẳng định đó là sai lầm. Đây không chỉ là vấn đề thương mại, mà c̣n là an ninh biên giới", ông nói.
Những cuộc đột kích gần đây vào các cơ sở điều chế fentanyl đă cho thấy quy mô sản xuất loại thuốc này đang mở rộng cùng sự gia tăng của tội phạm có tổ chức ở Canada, theo Donovan.
Hồi tháng 10/2024, cảnh sát Canada đă đột kích một "siêu pḥng điều chế" ở British Columbia và thu giữ hàng trăm kg fentanyl và ma túy đá. Cơ sở này có đủ hóa chất để hoạt động trong nhiều tuần và có thể điều chế tới 95 triệu liều fentanyl, theo cảnh sát.
"Đó là dấu hiệu đáng sợ cho thấy vấn đề đang nghiêm trọng hơn. Điều đầu tiên tôi muốn nói là họ cần hiểu rơ mối đe dọa này", Donovan nói. Ông khuyến nghị ông Brosseau tới Mexico để t́m hiểu về vai tṛ của các băng đảng tội phạm nước này tại thị trường ở Canada, nói.
Canada đă theo gót Mỹ liệt các băng đảng Mexico vào danh sách tổ chức khủng bố, đồng thời hợp tác với Washington để thành lập lực lượng chung chống lại tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy và rửa tiền.
Bộ trưởng An toàn Công cộng David McGuinty, phụ trách lực lượng tuần tra biên giới và lực lượng cảnh sát của Canada, cho biết giới chức nước này cũng lo lắng về sự hiện diện ngày càng tăng của các băng đảng.
"Chúng tôi đă có quan hệ rất chặt chẽ với lực lượng thực thi pháp luật Mỹ. Chúng tôi cần phải tiếp tục điều đó", ông nói.
Canada đă cam kết đầu tư 900 triệu USD trong 6 năm để cải thiện an ninh biên giới, thông qua tăng đội chó nghiệp vụ, máy bay không người lái, trực thăng và các tháp giám sát, cũng như triển khai thêm đặc vụ biên giới. Chính phủ Canada cũng đang đẩy nhanh nỗ lực giám sát và kiểm soát tốt hơn việc vận chuyển tiền chất vào Canada, chủ yếu từ Trung Quốc.
Daniel Anson, giám đốc phụ trách t́nh báo và điều tra thuộc Cơ quan Quản lư Biên giới Canada, khẳng định "chúng tôi chắc chắn sẽ không trở thành mắt xích yếu" để các băng nhóm lợi dụng nhằm tuồn fentanyl vào Mỹ.
Ông Brosseau từng là cảnh sát trưởng tỉnh Manitoba, nơi vấn đề lạm dụng thuốc và ma túy được xem là ưu tiên xử lư hàng đầu.
"Bạn có thể thấy nỗi đau trong mắt ông ấy khi nghe chuyện về một người chết ở đâu đó", David Chartrand, chủ tịch Liên đoàn Manitoba Metis đại diện cho người bản địa và gốc Pháp, nói.
Chartrand vẫn nhớ h́nh ảnh Brosseau giận dữ khi nghe tin những kẻ nghiện ma túy đánh một người đàn ông lớn tuổi ở ngôi làng Duck Bay, tỉnh Manitoba để cướp số thuốc kê đơn. Cảnh sát địa phương sau đó được yêu cầu tăng cường tuần tra ngôi làng hẻo lánh này để bắt những kẻ phạm tội và gửi thông điệp mạnh mẽ rằng bạo lực sẽ không được dung thứ.
"Ông ấy phẫn nộ về vấn đề này và t́m cách giải quyết nó", Chartrand nói.
VietBF@ Sưu tập