Từ thiếu niên nằm liệt giường đến thạc sĩ và nhà hoạt động v́ người khuyết tật, Jang Ik-sun cho thấy công nghệ và chính sách phù hợp có thể giúp thay đổi cuộc sống.

Jang Ik-sun sử dụng công nghệ để có thể viết luận văn bằng cách chớp mắt.
Với hầu hết mọi người, chớp mắt là hành động vô thức, xảy ra hàng chục ngh́n lần mỗi ngày mà không cần suy nghĩ. Nhưng với Jang Ik-sun, mỗi cái chớp mắt là một quyết định, một nỗ lực nhằm biến từng kư tự thành câu chữ. Và chính nửa triệu lần chớp mắt đó đă giúp anh hoàn thành luận văn thạc sĩ của ḿnh.
Jang Ik-sun, nhà hoạt động v́ quyền lợi người khuyết tật tại Hàn Quốc, không chỉ là học giả mà c̣n là biểu tượng của ư chí và sự đổi mới, theo The Korea Herald.
Bị chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng cơ tiến triển từ năm 5 tuổi, Jang dần mất đi khả năng vận động và hiện phải dựa vào máy thở để duy tŕ sự sống. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản anh theo đuổi con đường học vấn. Tháng trước, Jang đă hoàn thành luận văn thạc sĩ ngành Phúc lợi Xă hội tại Đại học Gwangju, với tiêu đề: "An Autoethnography of a Bedridden Muscle Disability Activist Using a Ventilator" (tạm dịch: Tự truyện của một nhà hoạt động quyền lợi người khuyết tật gắn bó với giường bệnh và máy thở).
Điều khiến Jang trở nên đặc biệt không chỉ là câu chuyện vượt lên nghịch cảnh, mà là cách anh làm được điều đó: Sử dụng phần mềm theo dơi mắt để gơ từng kư tự, từng từ, từng đoạn văn - tất cả chỉ bằng cách chớp mắt.
378.000 lần chớp mắt
Thay v́ tập trung vào những ǵ đă mất, Jang t́m cách thích nghi và tận dụng công nghệ để tiếp tục làm việc.
Bàn phím thông thường không c̣n khả thi, anh t́m đến giải pháp theo dơi mắt. Nhờ phần mềm đặc biệt và thiết bị theo dơi Eyetech TM5 Mini, anh có thể biến ánh mắt của ḿnh thành con trỏ chuột, lựa chọn từng kư tự để soạn thảo văn bản.
Quá tŕnh viết luận văn của Jang kéo dài 3 năm, trong đó anh phải thực hiện hàng trăm ngh́n lần chớp mắt.

Jang Ik-sun đă viết luận văn thạc sĩ trong 3 năm.
Jang ước tính rằng bài luận văn cuối cùng dài 70.000 kư tự của ḿnh, được viết bằng tiếng Hàn, bao gồm dấu câu, chỉnh sửa và tận dụng hiệu quả của văn bản dự đoán, đă tiêu tốn khoảng 189.000 lần chớp mắt qua nhiều lần chỉnh sửa.
Trước đó, anh đă loại bỏ một bản thảo dài 35.000 kư tự, khiến anh mất thêm 63.000 lần chớp mắt. Nhưng việc viết chỉ là một phần của công việc - nghiên cứu chuyên sâu, quản lư tài liệu tham khảo, định dạng văn bản và gửi email cho giảng viên hướng dẫn chiếm ít nhất 50% khối lượng công việc, nâng tổng số lần chớp mắt lên khoảng 378.000 lần.
Để tối ưu tốc độ gơ, anh kết hợp phần mềm dự đoán từ, đồng bộ hóa giữa điện thoại và máy tính để tăng hiệu suất làm việc. Dù vậy, tiến độ vẫn rất chậm: Một đoạn văn ngắn có thể mất hàng giờ, một chương sách có thể tiêu tốn hàng tuần.
Nhưng Jang không chỉ viết luận văn. Anh c̣n tự động hóa căn nhà của ḿnh, chỉnh sửa video trên kênh YouTube cá nhân, thậm chí chơi game - tất cả đều thông qua công nghệ theo dơi mắt. Đối với Jang, công nghệ không chỉ là công cụ, mà c̣n là "đôi tay" giúp anh kiểm soát cuộc sống.
Quá khứ bị cô lập
Trước khi trở thành một nhà hoạt động, Jang từng trải qua những năm tháng bị cô lập. Khi c̣n nhỏ, cha anh cơng anh đến trường mỗi ngày, nhưng đến năm 14 tuổi, t́nh trạng bệnh nặng hơn khiến anh buộc phải ở nhà.
Ba năm sau, Jang gần như mất hoàn toàn sự kết nối với xă hội, ch́m trong cảm giác tuyệt vọng.
Nhưng nhờ sự động viên của mẹ, anh quyết định thay đổi. Anh theo học chương tŕnh bổ túc văn hóa, sau đó thi đậu đại học và bắt đầu tham gia các phong trào v́ quyền lợi người khuyết tật.
Năm 2011, Jang đồng sáng lập Hiệp hội Loạn Dưỡng Cơ Gwangju, và sau đó trở thành thành viên tích cực của Liên minh Quyền Sống của Người Khuyết Tật tại Hàn Quốc. Anh tham gia viết đề xuất chính sách, tổ chức các cuộc biểu t́nh, và đấu tranh để chính phủ mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật nặng.
Một trong những cuộc biểu t́nh đáng nhớ nhất của Jang là vào năm 2018, khi anh cùng hàng chục người khuyết tật khác xuống đường trong tư thế nằm trên giường bệnh, mang theo máy thở và thiết bị y tế. Họ đấu tranh để phản đối chính sách cắt giảm giờ hỗ trợ của trợ lư cá nhân - một quyết định có thể đẩy họ vào t́nh thế nguy hiểm.
Chính sách cắt giảm giờ hỗ trợ của trợ lư cá nhân liên quan đến quy định của chính phủ Hàn Quốc năm 2018. Theo đó, luật mới yêu cầu hầu hết người lao động được nghỉ một giờ sau mỗi 8 giờ làm việc. Mặc dù quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, nó lại gây tác động tiêu cực đến những người khuyết tật phụ thuộc vào trợ lư cá nhân suốt 24/7 như Jang.
Hành tŕnh của anh - từ một cậu bé phải nằm liệt giường, sống trong cô lập, đến khi trở thành thạc sĩ và nhà hoạt động hàng đầu v́ quyền của người khuyết tật - là câu chuyện về sự thích nghi không ngừng. Lớn lên trong thời đại công nghệ, Jang hiểu rơ rằng giới hạn thể chất có thể được vượt qua nếu có công cụ phù hợp. Với anh, nguyên tắc cốt lơi luôn đơn giản: Nếu chưa có giải pháp, hăy tự tạo ra nó.
"Nếu công nghệ và chính sách phù hợp được áp dụng cho mọi người, có lẽ khái niệm ‘khuyết tật’ sẽ không c̣n tồn tại nữa", anh nói.
VietBF@ sưu tập