Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch thăm Saudi Arabia vào giữa tháng 5 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ḿnh.
Thông tin trên được Axios đưa tin hôm 30/3 khi trích dẫn lời hai quan chức Mỹ và một nguồn tin biết rơ về chuyến đi của Tổng thống Mỹ.
Saudi Arabia đă đóng vai tṛ nổi bật hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ 2 của ḿnh. Quốc gia này đă tổ chức các cuộc đàm phán giữa Mỹ với cả Nga và Ukraine khi ông Trump t́m kiếm một lệnh ngừng bắn chung với cả hai bên tham chiến. Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đă chỉ định quốc gia này là một bên tham gia có thể có trong Hiệp định Abraham.
Đầu tháng này, Tổng thống Trump cho biết ông có thể sẽ thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Saudi Arabia để kư một thỏa thuận cho phép Riyadh đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả việc mua thiết bị quân sự.
Vào ngày 6/3, ông Trump nói rằng ông có thể sẽ đến Saudi Arabia trong tháng rưỡi tới. Ông lưu ư rằng chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông là đến Riyadh vào năm 2017 để công bố các khoản đầu tư của Saudi ước tính trị giá 350 tỷ USD.
Axios đưa tin chuyến đi tiềm năng này đă được thảo luận trong những tuần gần đây giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và những người đồng cấp Saudi Arabia. Theo các nguồn tin, để chuẩn bị cho chuyến thăm, phía Mỹ và Saudia Arab đă tiến hành thảo luận bên lề các cuộc đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine.
Một nguồn tin khác cho biết dường như ngày 28/4 đă từng được Washington và Riyadh thảo luận là thời điểm có thể diễn ra chuyến thăm. Tuy nhiên, sau đó mốc thời gian này đă không được hai bên thống nhất và nhất trí hoăn lại thêm. Trong khi đó, theo Axios, một quan chức và nguồn tin thân cận cho biết kế hoạch hiện tại là Tổng thống Trump sẽ tới Saudi Arabia vào giữa tháng 5.
Đến nay, Nhà Trắng chưa đưa ra b́nh luận đối với các thông tin mà Axios đă đề cập ở trên.
Tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ thêm nhiều quốc gia vào Hiệp định Abraham, một loạt các thỏa thuận b́nh thường hóa mà chính quyền của ông đă đàm phán giữa Israel và một số quốc gia vùng Vịnh trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Ông Trump cho biết nhiều quốc gia thể hiện mong muốn tham gia hiệp định trên. Trong khi Nhà Trắng đă nêu tên Saudi Arabia là một bên tham gia có thể tham gia vào hiệp định này, th́ Saudi Arabia lại thể hiện sự lo ngại về Israel khi đă tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực Dải Gaza.
Đánh giá về vai tṛ của Saudi Arabia trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhất là trong mối quan hệ với phía Nga, một số chuyên gia cho biết nước này đă có một vị thế trung gian đáng tin cậy. Mối quan hệ chiến lược với cả Mỹ và Nga, cùng khả năng tổ chức các cuộc đàm phán an toàn, Saudi Arabia đang nổi lên như một lựa chọn hoàn hảo cho cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin.
Trước đây, Riyadh đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc trao đổi tù nhân giữa Mỹ và Nga và trước đó đă tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về Ukraine. Theo nhận định của các chuyên gia với báo Izvestia (Nga), nhờ mối quan hệ chặt chẽ với cả hai bên và khả năng đảm bảo tính bảo mật của các cuộc đàm phán, Saudi Arabia đang trở thành một điểm đến thuận lợi cho các cuộc đối thoại giữa các nhà lănh đạo thế giới.
"Quốc gia này có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ và lợi ích ngày càng tăng với Nga và Mỹ, cũng như được các cường quốc toàn cầu tin tưởng. Ngoài ra, Saudi Arabia có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các cuộc xung đột lịch sử", nhà khoa học chính trị người Saudi Mubarak Al-Aati nói với Izvestia.
Trước đây ông Trump đă thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Riyadh trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ḿnh. Saudi Arabia khi đó là quốc gia đầu tiên ông đến thăm trong chuyến công du nước ngoài và Tổng thống Trump cũng đă phê duyệt các thỏa thuận vũ khí lớn với Vương quốc này.
"Tổng thống Trump phải cho thấy thiện chí của Washington trong việc sử dụng Saudi Arabia như một cửa ngơ quan trọng cho các lợi ích của ḿnh, không chỉ trong khu vực mà c̣n xa hơn nữa, qua đó nhấn mạnh vai tṛ toàn cầu của Riyadh. Một bước đi như vậy phù hợp với logic làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Saudi Arabia", nhà nghiên cứu phương Đông Leonid Tsukanov nói với Izvestia. Theo chuyên gia này, việc lựa chọn Saudi Arabia so với bối cảnh của các quốc gia vùng Vịnh khác cũng là do thực tế là quốc gia này đă duy tŕ sự trung lập trong một thời gian dài và không can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine.
"Vương quốc này đă duy tŕ thái độ trung lập tích cực trong nhiều tranh chấp, đặc biệt là giữa hai siêu cường, Nga và Mỹ. Vương quốc này được Ukraine tin tưởng và có mối quan hệ kinh tế tốt với họ. Riyadh đă cung cấp viện trợ nhân đạo cho Kiev với số tiền hơn 400 triệu USD. Tất cả những điều này đă biến Saudi Arabia thành một địa điểm được mong đợi cho các cuộc đàm phán và là một nhà trung gian đáng tin cậy cho tất cả các bên", chuyên gia Mubarak Al-Aati nêu quan điểm.
"Mặc dù Saudi Arabia vẫn là đồng minh khu vực của Mỹ, nhưng họ cố gắng giữ thái độ trung lập trong một số vấn đề, bao gồm cả xung đột ở Ukraine. Trong gần ba năm diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt của Nga, Vương quốc này không đưa ra tuyên bố chỉ trích nào với Moskva và không tham gia cung cấp vũ khí trực tiếp cho Kiev", chuyên gia Tsukanov giải thích thêm.
Theo chuyên gia Tsukanov, Riyadh nh́n chung cởi mở đối thoại với cả Moskva và Washington, điều này được phản ánh trong tần suất liên lạc giữa các chính phủ. Tất nhiên, chính sách của Mỹ được kỳ vọng sẽ chiếm ưu thế trong chính sách của Saudi Arabia, nhưng Vương quốc này vẫn giữ khả năng tương tác với Nga thông qua các kênh nhân đạo và thương mại.