Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, đang nhanh chóng hỗ trợ cho Myanmar sau thảm hỏa động đất và lấp đầy khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại khi cắt giảm mạnh tay USAID.

Trận động đất mạnh 7,7 độ tấn công miền Trung Myanmar hôm 28/3 có sức tàn phá trên diện rộng. Ảnh: Reuters.
Viện trợ từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Anh đổ về Myanmar đang tạo ra khoảng cách đáng kể với quốc gia giàu nhất thế giới - Mỹ. Trận động đất mạnh 7,7 độ tấn công miền Trung Myanmar hôm 28/3 có sức tàn phá trên diện rộng, san phẳng nhiều khu vực của thành phố lớn thứ 2 đất nước Mandalay và thậm chí làm đổ sập một ṭa nhà ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) cách đó 1.000 km.
Bức tranh toàn diện về cuộc khủng hoảng vẫn chưa rơ. Số người chết, hiện đă lên tới hơn 2.000 người, dự kiến c̣n tăng. Bất chấp những thách thức về hậu cần, một số quốc gia đă nhanh chóng hành động. Tuy nhiên, Guardian nhận định chính Tổng thống Donald Trump đang ngăn cản khả năng ứng phó với thảm họa quốc tế của Mỹ khi cắt giảm các chương tŕnh viện trợ nước ngoài.
Các nước đang "chạy trước" Mỹ
Trung Quốc đă cử một đội cứu hộ gồm 82 người tới Myanmar hôm 29/3. Global Times cho biết đoàn Trung Quốc là đội cứu hộ quốc tế đầu tiên tới Myanmar. Một ngày sau đó, Tân Hoa Xă đưa tin một đội t́m kiếm gồm 118 thành viên đă hạ cánh tại Myanmar, gồm các chuyên gia về động đất, nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện dă chiến và chó cứu hộ. Tới ngày 31/3, chính phủ Trung Quốc thông báo đă gửi lô hàng cứu trợ đầu tiên trị giá 13,78 triệu USD đến Myanmar, gồm lều, chăn và bộ dụng cụ sơ cứu.
Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) cũng dành riêng 3,8 triệu USD cho hoạt động hỗ trợ cứu trợ khẩn cấp và cử một đội gồm 51 người cùng 2 chó nghiệp vụ.
Hai máy bay Il-76 của Bộ T́nh trạng khẩn cấp Nga chở theo lực lượng cứu hộ đă đến Myanmar ngày 1/4. "Hai máy bay rời Nga một ngày trước đó đă đến khu vực bị ảnh hưởng. Tổng cộng 264 nhân viên cứu hộ Nga tham gia khắc phục hậu quả", bộ cho biết. Theo TASS, Nga cử nhóm cứu hộ lớn nhất đến Myanmar.
Một chuyến bay cứu trợ từ Ấn Độ đă hạ cánh xuống Myanmar vào ngày 29/3, với 4 máy bay và 2 tàu hải quân đang trên đường đến.
Vương quốc Anh cam kết viện trợ nhân đạo trị giá 12,9 triệu USD, với các đối tác địa phương do Vương quốc Anh tài trợ huy động trên thực địa. EU cam kết viện trợ khẩn cấp ban đầu khoảng 2,7 triệu USD.
Tại Đông Nam Á, Indonesia triển khai viện trợ hậu cần từ ngày 31/3, gồm một tàu bệnh viện và một số trực thăng. Philippines và Việt Nam cũng nhanh chóng cử các nhóm cứu trợ.
Danh sách viện trợ cho Myanmar c̣n có Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Singapore và đảo Đài Loan (Trung Quốc), Reuters đưa tin.
Trong bối cảnh đó, Mỹ - từng là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất - lại hành động chậm chạp, với cam kết 2 triệu USD công bố hôm 30/3. "Một trận động đất thực sự tồi tệ và chúng ta sẽ hỗ trợ. Chúng tôi đă nói chuyện với Myanmar", Tổng thống Donald Trump chia sẻ hôm 28/3.
Cùng ngày 30/3, Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar cho biết thêm "một nhóm USAID ứng phó khẩn cấp đang được triển khai đến Myanmar để xác định những nhu cầu cấp thiết nhất của người dân, gồm nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm, nhu cầu y tế và tiếp cận nước sạch".
Từ "người dẫn đầu" tới "kẻ chậm chân"
Việc Nhà Trắng cắt giảm nguồn tài trợ nước ngoài đồng nghĩa nhóm đánh giá gồm 3 người từ USAID tận ngày 2/4 mới có mặt tại Myanmar, gần một tuần sau thảm họa, nguồn tin từ New York Times cho hay. Sau thảm họa thiên nhiên, việc triển khai viện trợ nhanh chóng là ch́a khóa quan trọng, theo tổ chức Doctor Without Borders.
Hôm 28/3, khi một số nhân viên thuộc Cục Hỗ trợ Nhân đạo của USAID đang chuẩn bị ứng phó với trận động đất tại Myanmar, họ nhận được email thông báo sa thải toàn cơ quan và yêu cầu về nhà ngay buổi chiều hôm đó. Một số người đă phối hợp với các phái bộ cứu trợ tại Bangkok và Manila, nơi xử lư thảm họa ở châu Á. Có người chuẩn bị chuyển đến Yangon và Bangkok vào mùa đông tới để làm cố vấn hỗ trợ nhân đạo tại các phái bộ của Mỹ, song kế hoạch đă đổ bể.
.
Phil Robertson - Giám đốc Asia Human Rights and Labour Advocates - nhận định không rơ nguồn viện trợ nào sẽ được chuyển đi và số tiền đó hoạt động thế nào, khi các hệ thống phân phối đă bị giải thể. "Có thể đại sứ quán sẽ nhận trách nhiệm, nhưng họ không có chuyên gia của USAID", ông Robertson nói. "Mỹ chuyển từ người dẫn đầu sang kẻ chậm chân".
Trong số này, nhóm quan trọng nhất là nhóm ứng phó hỗ trợ thảm họa chuyên nghiệp của USAID (DARTS). DARTS thường được triển khai làm lực lượng ứng phó đầu tiên với các thảm họa trên thế giới trong nỗ lực cứu trợ từ Mỹ, chỉ đạo viện trợ và cung cấp chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, DARTS có thể biến mất khi USAID không c̣n.
"Donald Trump hoàn toàn phá nát khả năng ứng phó với các thảm họa quốc tế của chính phủ Mỹ. Ông ấy đơn phương hủy bỏ cơ quan viện trợ hàng đầu", ông Robertson nói. "Hoàn toàn hợp lư khi Trung Quốc và Nga cử người nhanh hơn Mỹ. Đây là b́nh thường mới, chúng ta sẽ chứng kiến câu chuyện này trong những năm tới, mỗi khi có thảm họa".
Ông Robertson nói thêm Mỹ đă "bị tước vũ khí" trong cuộc chiến quyền lực mềm.
“Viện trợ phục vụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ", Michael Schiffer - làm việc tại văn pḥng USAID châu Á từ năm 2022 tới nay - cho hay. "Nếu chúng tôi không xuất hiện, hành động từ Trung Quốc sẽ gửi đi một thông điệp khá mạnh mẽ".
Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới đă huy động trung tâm hậu cần tại Dubai để chuẩn bị vật tư chấn thương và kích hoạt phản ứng quản lư khẩn cấp. Cơ quan này đang khẩn trương t́m kiếm 8 triệu USD để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong 30 ngày tới. Cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc Ocha cũng đang huy động các nỗ lực ứng phó khẩn cấp, cùng với các tổ chức đối tác.
VietBF@ sưu tập