Vị bác sĩ chỉ ra món ăn có khả năng làm cho bạn ung thư khi ăn liên tục thời gian dài.
Tiến sĩ Liz O’Riordan, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa ung thư vú, từng được chẩn đoán mắc ung thư vú vào năm 2015 khi bà mới 40 tuổi. Từ vai trò người điều trị, bà trở thành bệnh nhân, buộc phải trải qua mọi phương pháp chữa trị mà chính mình từng khuyên người khác – từ phẫu thuật cho đến hóa trị. Trải nghiệm này đã thay đổi hoàn toàn cách sống và cái nhìn của bà về căn bệnh.
“Lúc đó tôi mới nhận ra mình biết quá ít về triệu chứng của căn bệnh mà tôi đã dành cả sự nghiệp để chữa trị", Liz chia sẻ.
Sau quá trình điều trị cam go, bà đã trở lại công việc. Tuy nhiên, ung thư lại tái phát vào năm 2018, khiến bà phải trải qua thêm một lần phẫu thuật và xạ trị. Lần này, hậu quả nặng nề hơn: vai trái của bà không thể cử động bình thường, buộc bà phải giã từ công việc phẫu thuật.
Hiện tại, Liz đã chuyển sang vai trò diễn giả, nhà vận động nhằm cải thiện chất lượng điều trị ung thư. Bà cũng vừa ra mắt cuốn sách The Cancer Roadmap: New science-backed guide to your cancer treatment path, chia sẻ hành trình vượt bệnh bằng việc đạp xe, chạy half marathon và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng lành mạnh.
Theo tổ chức Macmillan, khoảng 30% các trường hợp ung thư có thể phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Liz thừa nhận hối hận vì trước kia bà từng ăn sáng bằng ngũ cốc có đường – đây là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe.
“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa chế độ ăn nhiều đường và nguy cơ mắc ung thư cao hơn", bác sĩ Liz nói.
Nữ bác sĩ chia sẻ thêm: “Tôi không thích cháo, phô mai hay trứng. Tôi từng sống bằng ngũ cốc ngọt. Giờ đây tôi uống whey protein vị socola pha cùng sinh tố từ trái cây đông lạnh để đảm bảo có đủ đạm vào buổi sáng".
Dù không ưa cháo, bà cũng thừa nhận đó là nguồn đạm tốt cho bữa sáng. Ngoài ra, các món như yến mạch hay muesli kiểu Bircher cũng là lựa chọn lành mạnh để bắt đầu một ngày mới.
VietBF@ Sưu tập