Siêu đập thủy điện Brahmaputra sẽ tạo ra lượng điện khổng lồ cho Trung Quốc, nhưng lại gây tổn hại đến an ninh, sự ổn định và ảnh hưởng của Ấn Độ, theo Asia Times.

Dự án siêu đập thủy điện mới của Trung Quốc ở Tây Tạng sẽ lớn gấp ba lần đập Tam Hiệp khổng lồ (trong h́nh). Ảnh: Ảnh chụp màn h́nh NDTV/Asia Times
Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Brahmaputra không chỉ là một kỳ tích về công nghệ mà c̣n đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhằm định h́nh lại cục diện địa chính trị tại Nam Á, tạp chí Asia Times b́nh luận.
Dự án này là phần trong chiến lược lớn hơn của Trung Quốc – Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – nhằm gia tăng ảnh hưởng của nước này tại châu Á thông qua phát triển hạ tầng.
Dự án này phản ánh sự thay đổi sâu sắc về cán cân quyền lực khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực "chính trị nước" xuyên biên giới.
Với công suất dự kiến 60 gigawatt – gấp ba lần đập Tam Hiệp – con đập mới của Trung Quốc sẽ được xây dựng tại khu vực Great Bend ở Tây Tạng, nơi có tiềm năng thủy điện khổng lồ.
Sông Brahmaputra – gọi là Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng – bắt nguồn gần núi Kailash, chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh trước khi hợp lưu với sông Hằng và đổ ra Vịnh Bengal. Việc Trung Quốc kiểm soát thượng nguồn giúp nước này có ưu thế chiến lược vượt trội với các nước ở hạ lưu như Ấn Độ và Bangladesh.
Bắc Kinh biện minh rằng dự án nhằm đạt mục tiêu trung ḥa carbon vào năm 2030, nhưng khó có thể bỏ qua yếu tố chiến lược đằng sau việc kiểm soát ḍng chảy này, nhất là khi đập nằm gần khu vực tranh chấp lănh thổ với Ấn Độ.
Ấn Độ lo ngại an ninh nguồn nước và chủ quyền
Đối với Ấn Độ, dự án siêu đập Brahmaputra của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, ổn định biên giới và ảnh hưởng khu vực. Brahmaputra là huyết mạch của các bang Đông Bắc Ấn Độ, cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và phát điện. Việc Trung Quốc thay đổi ḍng chảy tự nhiên có thể gây ra các vấn đề như suy giảm lưu lượng nước; giảm trầm tích cần thiết cho nông nghiệp; gây xói ṃn sông và thiệt hại sinh thái; tác động tiêu cực đến hàng triệu người dân
Vị trí đập gần bang Arunachal Pradesh – khu vực tranh chấp giữa hai nước – càng làm t́nh h́nh thêm căng thẳng, đặc biệt sau các cuộc đối đầu quân sự gần đây dọc biên giới Trung-Ấn.
Ngoài ra, Trung Quốc không có hiệp định chia sẻ nước với Ấn Độ, và thường hành động đơn phương trong các dự án sông xuyên biên giới, khiến Ấn Độ không có nhiều lựa chọn ngoại giao để đối phó.
Bangladesh cũng đối mặt nhiều rủi ro
Dù ít được nhắc đến, nhưng Bangladesh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dự án. Phụ thuộc lớn vào sông Brahmaputra để phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt, quốc gia này lo ngại việc xây siêu đập, thay đổi ḍng chảy sẽ gây ra các vấn đề như thiếu nước tưới tiêu; tăng tốc độ xói lở hai bên bờ sông; gây tổn hại đến sinh kế hàng triệu người.
Tuy nhiên, sự mất cân bằng quyền lực giữa Bangladesh với Trung Quốc và Ấn Độ khiến việc thương lượng để giảm thiểu rủi ro trở nên rất khó khăn.
Pakistan hưởng lợi, cán cân khu vực thay đổi
Ngược lại, Pakistan xem dự án này là một thắng lợi chiến lược, giúp củng cố quan hệ với Trung Quốc và làm suy yếu vị thế của Ấn Độ trong khu vực. Là một quốc gia hạ nguồn trong hệ thống sông Ấn (Indus), Pakistan lâu nay gặp khó khăn trong quản lư nguồn nước chung với Ấn Độ. Việc Trung Quốc tham gia sâu hơn vào "chính trị nước" Nam Á giúp Pakistan có thêm đồng minh mạnh mẽ trong đàm phán và làm thay đổi cục diện có lợi cho Islamabad.
Phản ứng của Ấn Độ
Trước động thái của Bắc Kinh, Ấn Độ đang xúc tiến kế hoạch xây đập Siang ở Arunachal Pradesh nhằm đối trọng với đập Brahmaputra và đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, địa chất phức tạp của khu vực này đặt ra nhiều thách thức kỹ thuật và môi trường.
Bên cạnh đó, New Delhi cũng thúc đẩy ngoại giao với Trung Quốc yêu cầu minh bạch và hợp tác trong việc xây đập; tăng cường hợp tác với Bangladesh để đối phó với các rủi ro; đầu tư vào công nghệ theo dơi ḍng chảy và dự báo thủy văn bằng vệ tinh; đa dạng hóa nguồn năng lượng để giảm phụ thuộc vào nước.
Tuy nhiên, khi cạnh tranh về tài nguyên nước gia tăng, nguy cơ căng thẳng leo thang giữa các quốc gia trong khu vực là rất rơ ràng. Kỷ nguyên của "ngoại giao nước" tại Nam Á đang bước vào giai đoạn mới, nơi các con đập không chỉ tạo ra điện mà c̣n là công cụ định h́nh cán cân địa chính trị.
VietBF@ sưu tập