Đây là một loại cây cực kỳ dễ trồng, phù hợp để làm cảnh và lọc sạch không khí cho gia đ́nh bạn. Tin vui là đây là loại cây có nhiều ở Việt Nam.
Từ năm 1989, NASA đă phối hợp với Hiệp hội Nhà thầu Cảnh quan Hoa Kỳ thực hiện nghiên cứu mang tên “Làm sạch không khí”. Mục tiêu là t́m ra những loại cây cảnh phổ biến có khả năng lọc các chất độc hại và ô nhiễm trong không khí – đặc biệt là trong không gian sống kín như nhà ở, văn pḥng hay trạm vũ trụ.
Sau thời gian theo dơi và kiểm định nghiêm ngặt, NASA đă công bố danh sách các loài cây cảnh có khả năng lọc không khí hiệu quả.
Trong các loại cây được NASA thử nghiệm trong nghiên cứu, lô hội (nha đam) là một trong số loại cây lọc không khí tốt nhất.

Nha đam giúp lọc không khí.
Nha đam có tên khoa học là Aloe barbadensis, thuộc họ Liliaceae, có tác dụng tốt trong việc loại bỏ formaldehyde và benzene trong không khí.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược (Cơ sở 3) cho biết formaldehyde, benzene là 2 chất độc có thể gây ung thư.
Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có công thức hóa học là CH₂O, thường tồn tại ở dạng khí trong không khí. Đây là một chất độc được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Formaldehyde có thể phát tán ra từ rất nhiều nguồn trong sinh hoạt hằng ngày. Trong nhà, formaldehyde sinh ra từ gỗ công nghiệp (có dùng keo urê-formaldehyde); sơn, keo dán, chất phủ bề mặt; một số sản phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm, nước rửa tay, xà pḥng... Khói thuốc lá là một nguồn lớn tạo ra formaldehyde trong không khí trong nhà.
Benzene là một hợp chất hữu cơ thơm (C₆H₆), cực kỳ độc hại và được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người. Mặc dù nó thường gắn với công nghiệp, nhưng benzene cũng xuất hiện trong môi trường sống hằng ngày, đặc biệt là trong nhà. Benzene trong nhà sinh ra từ khói thuốc lá. Cả khói chính và khói phụ (từ đầu điếu thuốc) đều thải benzene ra không khí.
Lô hại có khả năng loại bỏ formaldehyde và benzene trong không khí. Ngoài ra, cây c̣n giúp hấp thu một phần nhỏ CO₂ (khí carbonic) và sản sinh oxy.
Khác với hầu hết các cây chỉ quang hợp vào ban ngày, lô hội c̣n có khả năng hấp thụ CO₂ và thải oxy vào ban đêm nhờ cơ chế quang hợp CAM (Crassulacean Acid Metabolism). Điều này rất tốt nếu bạn đặt cây trong nhà.
“Khi không khí xung quanh bị ô nhiễm nặng, lá lô hội có thể xuất hiện đốm nâu, giúp bạn nhận biết môi trường đang có vấn đề”, bác sĩ Vũ cho hay.
Tác dụng của nha đam với sức khỏe
Ngoài tác dụng lọc khí độc trong nhà, nha đam c̣n là một vị thuốc. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi, nha đam là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05-0,10 g) giúp tiêu hóa v́ nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bă ở lâu trong ruột.
Theo Từ điển Bách khoa dược học, liều 20-50 mg bột nhựa khô lô hội (tương đương 1-2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện t́ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều 50-100 mg (tương đương 2-5 lá tươi) giúp nhuận tràng, tẩy nhẹ; liều 300- 500 mg (tương đương 10-20 lá tươi) có tác dụng tẩy mạnh.
Bác sĩ Vũ cho hay nha đam được dùng chữa táo bón, khó tiêu v́ thiếu nước mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Bác sĩ lưu ư khi dùng nha đam làm thuốc, cần sử dụng đúng liều lượng. Để phát huy hiệu quả, người dân nên tư vấn ư kiến của người có chuyên môn.
Nha đam ở Việt Nam
Ở nước ta, cây nha đam được trồng ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, theo báo VTC News. Cây dễ trồng, ít sâu bệnh và thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Ninh Thuận được mệnh danh là "thủ phủ nha đam" của Việt Nam. Nơi đây, loại cây này được dùng cho công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và xuất khẩu, báo Pháp luật Việt Nam đưa tin.
VietBF@ Sưu tập