Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh lư tiêu hóa, từ viêm loét dạ dày, trào ngược đến ung thư. Trong đó, nội soi được xem là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán chính xác tổn thương, thậm chí phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Thế nhưng, không ít người e ngại v́ lo sợ đau đớn, buồn nôn hoặc chưa biết chuẩn bị thế nào để quá tŕnh diễn ra suôn sẻ.
Để giải tỏa những băn khoăn này, chúng tôi đă có cuộc trao đổi với BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trung tâm Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ sẽ "bật mí" những lưu ư quan trọng trước, trong và sau nội soi, giúp người bệnh an tâm và chủ động hơn trong hành tŕnh chăm sóc sức khỏe.

Nội soi được xem là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán chính xác tổn thương, thậm chí phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Ảnh minh họa: Internet
Phóng viên (PV): Thưa bác sĩ, nội soi dạ dày và đại tràng là hai phương pháp thường dùng trong chẩn đoán bệnh tiêu hóa. Vậy trước khi thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị những ǵ để đảm bảo kết quả chính xác?
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền: Để nội soi diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ư 3 nguyên tắc chính:
Thứ nhất: Nhịn ăn uống đúng thời gian: Với nội soi dạ dày, cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, ngừng uống nước 2 giờ trước thủ thuật. Riêng nội soi đại tràng, cần nhịn ăn 6 giờ và làm sạch ruột bằng thuốc xổ theo hướng dẫn.
Thứ hai: Chế độ ăn phù hợp:
- Nội soi dạ dày: Tránh thực phẩm khó tiêu như xôi, đồ chiên rán 24 giờ trước.
- Nội soi đại tràng: Ăn thức ăn mềm, ít xơ 3 ngày trước; nên dùng thức ăn mềm lỏng 1 ngày trước khi nội soi.
Thứ ba: Thông báo tiền sử bệnh và thuốc đang dùng, đặc biệt là thuốc chống đông, tiểu đường, tim mạch để bác sĩ điều chỉnh liệu tŕnh an toàn.
PV: Với nội soi đại tràng, nhiều người lo lắng chưa biết nên uống thuốc xổ thế nào để cuộc nội soi diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ có thể hướng dẫn cụ thể hơn về quy tŕnh này?
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm sạch đại tràng là một trong những bước quyết định thành công của nội soi. Tùy thời điểm nội soi sáng hay chiều mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các phác đồ uống thuốc làm sạch ruột khác nhau. Ví dụ, nếu nội soi buổi chiều th́ buổi sáng người bệnh sẽ được hướng dẫn uống 3-4 lít nước pha thuốc xổ (với Fortrans, Moviprep…) trong 2-3 giờ.
- Đi ngoài liên tục đến khi phân trong như nước lọc. Nếu chưa sạch, cần báo ngay với nhân viên y tế.
Lưu ư: Tránh uống nước có màu (trà, cà phê) trước đó 1 ngày để không che lấp tổn thương.
PV: Thưa bác sĩ, nhiều người chọn nội soi gây mê để giảm khó chịu. Phương pháp này có an toàn không và cần lưu ư ǵ thêm?
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền: Nội soi gây mê giúp người bệnh thoải mái cũng như bác sĩ có thể quan sát tổn thương thuận lợi hơn, nhưng để quá tŕnh soi gây mê diễn ra an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những nội dung sau:
- Chống chỉ định với người dị ứng thuốc mê, bệnh tim/phổi nặng chưa ổn định.
- Nhịn ăn uống tuyệt đối 6 giờ trước thủ thuật để tránh trào ngược dịch dạ dày.
- Không tự lái xe sau nội soi, cần người nhà hỗ trợ về nhà.
- Ưu tiên người cao tuổi, người có phản xạ nôn kém hoặc tâm lư lo lắng.
PV: Người bệnh thường bỏ qua việc thông báo thuốc đang dùng. Điều này có thể gây rủi ro ǵ, thưa bác sĩ?
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền: Đây là sai lầm rất nguy hiểm. Một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến quá tŕnh nội soi. Ví dụ như:
- Thuốc chống đông (warfarin, aspirin) dễ gây chảy máu khi sinh thiết.
- Thuốc tiểu đường có thể gây hạ đường huyết đột ngột nếu nhịn ăn lâu.
Do đó, người bệnh cần liệt kê tất cả thuốc đang dùng (kể cả thực phẩm chức năng) để bác sĩ tư vấn ngưng/giảm liều phù hợp.
PV: Sau nội soi, người bệnh cần chăm sóc bản thân thế nào, đặc biệt khi có sinh thiết hoặc cắt polyp, thưa bác sĩ?
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hiền: Có ba vấn đề người bệnh sau khi soi cần lưu ư, đó là chế độ ăn, theo dơi sau soi và lịch tái khám.
- Ăn uống: Dùng đồ mềm, nguội trong 1-2 giờ đầu. Tránh đồ cay nóng, rượu bia.
- Theo dơi: Nếu đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cần đến bệnh viện ngay để được theo dơi và xử lư kịp thời. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện muộn sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau nội soi, và người bệnh không nên chủ quan ngay cả khi thấy b́nh thường sau thủ thuật.
- Tái khám: Đúng hẹn để nhận kết quả mô bệnh học và chỉ định điều trị tiếp.
PV: Cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ hữu ích
Dấu hiệu ung thư dạ dày
Trong từng giai đoạn, ung thư dạ dày sẽ có những triệu chứng khác nhau, càng rơ ràng hơn ở những giai đoạn cuối, cụ thể:
Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu:
Nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh khác bởi v́ 7 dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường rất mơ hồ, không rơ ràng.
Khó chịu, đau bụng.
Chán ăn.
Đầy bụng, ợ nóng sau khi ăn.
Đại tiện bất thường, phân đen lẫn máu.
Sụt cân đột ngột.
Buồn nôn, thậm chí nôn ra máu.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Khi đă chuyển sang giai đoạn cuối, ung thư dạ dày trở nên vô cùng nghiêm trọng và khó điều trị. Lúc này, các khối u ung thư đă di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm năo, gan, phổi…
Mặc dù vẫn tương tự như giai đoạn đầu nhưng các triệu chứng ở giai đoạn cuối thường xuất hiện rơ rệt hơn
Đi ngoài phân đen.
Nôn mửa thường xuyên.
Chán ăn, mệt mỏi liên tục.
Đau âm ỉ và trướng bụng.
Xuất hiện khối u ở vùng bụng khi sờ.
Sức khỏe bị giảm sút, suy nhược, ốm yếu hơn, chẳng hạn như thở dốc, hụt hơi, khó thở, da xanh xao.
VietBF@ sưu tập