Ngoại giao hạt nhân kiểu mới: Iran đề xuất cơ hội ‘ngh́n tỷ đô’ giúp nước Mỹ làm giàu - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ngoại giao hạt nhân kiểu mới: Iran đề xuất cơ hội ‘ngh́n tỷ đô’ giúp nước Mỹ làm giàu
Iran đang soạn thảo một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Mỹ, với tinh thần ủng hộ cam kết của Tổng thống Trump “làm cho nước Mỹ giàu có trở lại”.

Theo tờ kênh CNN, Tehran lập luận rằng một cuộc chiến với Iran sẽ làm cạn kiệt ngân khố của Mỹ, trong khi ngoại giao có thể mở ra cánh cửa thịnh vượng kinh tế.

Về điểm này, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đă cho biết đất nước ông mở cửa cho doanh nghiệp Mỹ trong một bài báo đăng trên tờ Washington Post vào tháng trước.

“Nhiều người ở Washington mô tả Iran là một quốc gia khép kín theo quan điểm kinh tế. Sự thật là chúng tôi luôn chào đón các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới”, ông Araghchi viết. “Chính các chính quyền Mỹ và những trở ngại của quốc hội Mỹ, chứ không phải Iran, đă khiến các doanh nghiệp Mỹ tránh xa cơ hội ngh́n tỷ đô la mà việc tiếp cận nền kinh tế của chúng tôi mang lại.”

Các quan chức Iran đang định h́nh một thỏa thuận tiềm năng như một cơ hội kinh doanh phù hợp với các ưu tiên của Tổng thống Trump, bao gồm cả việc ông nhấn mạnh vào thuế quan và yêu cầu về sự có đi có lại về kinh tế - Esfandyar Batmanghelidj, giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn kinh tế Bourse & Bazaar Foundation, cho biết.

Iran và Mỹ đă có ba ṿng đàm phán gián tiếp chủ yếu do quốc gia Arab vùng Vịnh Oman làm trung gian - ṿng đàm phán gần nhất diễn ra hôm 26/4, bao gồm các cuộc thảo luận kỹ thuật về các chi tiết cụ thể hơn của một thỏa thuận tiềm năng. Cả hai bên đều bày tỏ sự lạc quan.

Thay đổi phép tính của Tổng thống Trump

Ông Trump đă nhiều lần chỉ trích thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới là không phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Sau khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, ông mô tả đây là "một trong những giao dịch tồi tệ nhất và thiên vị nhất mà Mỹ từng tham gia".

Thỏa thuận đó, được nhất trí trong chính quyền Tổng thống Obama, chủ yếu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thứ cấp: các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty không phải của Mỹ giao dịch với Iran. Các lệnh trừng phạt chính, trực tiếp cấm các công ty Mỹ giao dịch với Iran, phần lớn vẫn được áp dụng. Do đó, các công ty nước ngoài được phép quay trở lại thị trường Iran, trong khi các công ty Mỹ phần lớn vẫn bị cấm.

Rất ít công ty Mỹ và nước ngoài kinh doanh tại Iran kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và nhiều doanh nghiệp phương Tây vẫn ngần ngại vào nước này ngay cả sau khi thỏa thuận hạt nhân 2015 được kư kết. Bộ Tài chính Mỹ có thể cấp giấy phép đặc biệt - thường là cho hoạt động thương mại nhân đạo - nhưng hầu như mọi hoạt động thương mại khác vẫn bị cấm.

Tehran dường như đang cố gắng thay đổi phép tính của Tổng thống Trump bằng cách đề xuất một thỏa thuận mang lại chiến thắng cho cả hai bên. Ngoại trưởng Iran thậm chí c̣n đưa ra lời đề nghị tiếp cận chương tŕnh năng lượng hạt nhân của nước này - một biểu tượng của chủ quyền và uy tín quốc gia.

"Kế hoạch lâu dài của chúng tôi là xây dựng thêm ít nhất 19 ḷ phản ứng (hạt nhân), nghĩa là hàng chục tỷ USD trong các hợp đồng tiềm năng đang được tranh giành", ông Araghchi cho biết trên mạng X tuần này. Ông lập luận rằng thị trường Iran đủ lớn để giúp "hồi sinh ngành công nghiệp hạt nhân đang gặp khó khăn ở Mỹ".

Đối với các doanh nghiệp phương Tây, Iran đại diện cho một thị trường chưa được khai thác, với dân số 90,6 triệu người, trong đó hơn 60% dưới 35 tuổi.

Sau khi thỏa thuận năm 2015 được kư kết, McKinsey Global Research ước tính rằng Iran có thể tăng thêm 1 ngh́n tỷ USD vào GDP của ḿnh và tạo ra 9 triệu việc làm trong ṿng 20 năm kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực nếu nước này theo đuổi các cải cách cơ cấu và thu hút đầu tư.

Nền kinh tế Iran đă sản xuất ra 434 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ vào năm 2024. Nhưng khi điều chỉnh theo giá cả địa phương và chi phí sinh hoạt - một biện pháp được gọi là Sức mua tương đương - GDP của Iran tăng vọt lên 1,7 ngh́n tỷ USD.

Theo chuyên gia Bijan Khajehpour, đối tác quản lư của Eurasian Nexus Partners có trụ sở tại Vienna, khoảng cách đó chính là nơi có cơ hội chưa được khai thác. Ông cho biết các công ty quốc tế có thể giúp lấp đầy khoảng cách đó và hưởng lợi từ nó.

Triển vọng đó có thể hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, nhưng kinh nghiệm trong quá khứ và thực tế hiện tại cho thấy việc kinh doanh tại Iran sẽ không dễ dàng. Ngay cả khi đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới, nó cũng sẽ không tự động mở ra cánh cửa cho các công ty Mỹ

Dấu ấn kinh tế ngày càng tăng của IRGC

Mỹ chủ yếu áp dụng hai loại lệnh trừng phạt đối với quốc gia này: lệnh trừng phạt liên quan đến các hoạt động hạt nhân của nước này và lệnh trừng phạt liên quan đến chủ nghĩa khủng bố. Iran bị Mỹ coi là quốc gia bảo trợ khủng bố và Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), một lực lượng bán quân sự tinh nhuệ có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế và chính trị của quốc gia này, bị Washington coi là một tổ chức khủng bố nước ngoài.

Trong những năm qua, IRGC đă mở rộng để trở thành một tổ chức nhà nước hoạt động song song với chính phủ với dấu ấn kinh tế ngày càng mở rộng.

Các chuyên gia cho biết vai tṛ của IRGC trong nền kinh tế Iran chỉ tăng lên kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân gần đây nhất, có khả năng khiến các công ty Mỹ càng khó thâm nhập hơn.

Với các công ty nước ngoài không muốn kinh doanh tại đây, Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đă ủng hộ một "nền kinh tế kháng cự", một chiến lược tập trung vào sự tự lực và giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. IRGC đă vào cuộc để lấp đầy khoảng trống, mở rộng vai tṛ của ḿnh trong các lĩnh vực như xây dựng, ngân hàng, viễn thông và dầu mỏ.

Nhiều thập kỷ chiến tranh, trừng phạt và tŕ trệ kinh tế, cũng như tham nhũng và "sự mơ hồ trong văn hóa kinh doanh của Iran" đă khiến việc kinh doanh tại quốc gia này trở nên "phức tạp", ông Khajehpour nói.

Vượt qua những rào cản để kinh doanh

Sau khi kư kết thỏa thuận năm 2015, các công ty phương Tây như Boeing, Total, Peugeot và Nestle đă trở thành một số công ty tiên phong vào Iran. Ví dụ, Boeing đă hoàn tất hợp đồng trị giá 16 tỷ USD để bán máy bay Iran Air 80 sau khi nhận được giấy phép từ OFAC. Nhưng chính phủ Mỹ đă thu hồi giấy phép đó trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, vô hiệu hóa các hợp đồng.

Nếu có thể vượt qua các rào cản, thương mại có thể được nối lại - đáng chú ư nhất là với khả năng khôi phục thỏa thuận Boeing - nhưng cũng có nhiều cơ hội khác, ông Khajehpour cho biết. Ngoài dầu khí, Iran c̣n cung cấp cho các đối tác tiềm năng triển vọng khai thác (bao gồm cả kim loại hiếm), nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển và lực lượng lao động có tŕnh độ.

Chuyên gia Batmanghelidj cho biết, một cách để cho phép các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường Iran là tái áp dụng một cơ chế từng được đưa vào thỏa thuận hạt nhân năm 2015: một ngoại lệ cho phép các công ty con không thuộc Mỹ của các tập đoàn Mỹ được hoạt động tại Iran dưới những điều kiện nghiêm ngặt.

Theo ông, Mỹ có thể tiếp cận gián tiếp thị trường Iran bằng cách làm việc thông qua các quốc gia vùng Vịnh, nơi nhiều công ty Mỹ có trụ sở khu vực.

Tuy nhiên, ông Batmanghelidj cảnh báo, không điều nào trong số này có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp vẫn do dự tham gia, do vẫn c̣n nghi ngờ về tính bền vững của bất kỳ thỏa thuận mới nào - đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận năm 2015.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 1 Week Ago
Reputation: 236795


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 100,068
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	591.PNG
Views:	0
Size:	688.6 KB
ID:	2520117
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,936 Times in 7,060 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 41 Post(s)
Rep Power: 122 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05951 seconds with 12 queries