Triệu phú công nghệ người Mỹ Bryan Johnson không những tuân theo chế độ sinh hoạt khắt khe, mà c̣n liều lĩnh thử nghiệm các liệu pháp gây tranh căi.

Bryan Johnson cho rằng chất lượng quan trọng hơn số lần quan hệ t́nh dục.
Bryan Johnson (47 tuổi) đang sống một cuộc đời mà nhiều người gọi là “khác thường”. Nhưng đối với ông, đó là sống có mục đích để kéo dài tuổi thọ.
Với 2 triệu USD chi ra mỗi năm, Johnson theo đuổi mục tiêu “lăo hóa ngược”. Ông cho rằng chống lại tuổi già không chỉ là ước mơ, mà là việc có thể đo lường được từng ngày.
Chế độ sinh hoạt khắt khe
Đối với Johnson, giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà là “cuộc thi thể thao” đ̣i hỏi sự chuẩn bị và kỷ luật nghiêm ngặt.
Trong bài phỏng vấn với tạp chí GQ gần đây, Johnson tiết lộ ông luôn lên giường trước 22h, không ăn sau 18-20h để hỗ trợ quá tŕnh tái tạo tế bào. Trước khi ngủ, ông không dùng điện thoại, mà lựa chọn viết nhật kư, thở sâu và thiền định để làm dịu cơ thể.
“Ngủ muộn sẽ khiến cơ thể bỏ lỡ giai đoạn ‘thu gom rác’ quan trọng. Nếu bạn ngủ lúc 2h sáng rồi dậy lúc 11h trưa, bạn không hề bù được phần giấc ngủ đă mất”, ông cảnh báo.

Một bữa ăn sáng của Bryan Johnson.
Mọi chỉ số sức khỏe của Johnson đều được theo dơi sát sao từ kết quả xét nghiệm máu, nhịp tim, chất lượng giấc ngủ đến thời gian "cương cứng ban đêm". Theo ông, đây là chỉ số sinh học quan trọng, có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.
Johnson cũng thẳng thắn chia sẻ về quan điểm của ḿnh với chuyện quan hệ t́nh dục. Ông cho rằng nên quan hệ càng nhiều càng tốt, không phải chỉ để vui vẻ, mà là nhằm giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Johnson xem t́nh dục như một chỉ số sinh học giúp đánh giá hệ tim mạch, hormone và tinh thần đang ở trạng thái tốt. Tuy nhiên, ông lưu ư rằng chất lượng mới quan trọng, không chỉ là tần suất. Điều đó phải giúp cơ thể được kết nối, vui vẻ và sản sinh ra những hormone tích cực.
Johnson c̣n sử dụng thuốc Cialis liều thấp (2,5 mg/ngày), thường dành cho bệnh nhân rối loạn cương dương, nhưng với mục đích hỗ trợ sức khỏe mạch máu, không phải để cải thiện chuyện chăn gối.

Bryan Johnson luôn đo chỉ số cơ thể để điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp.
Về ăn uống, Johnson chỉ ăn một bữa mỗi ngày, vào lúc 11h, gọi đó là “bữa tối” để khớp với nhịp sinh học tự nhiên. Món yêu thích của ông là dầu oliu nguyên chất, nguyên liệu dùng cho cả món mặn lẫn ngọt.
Triệu phú 47 tuổi từng dùng thức ăn nhanh lần cuối cách đây 3 năm nhưng chỉ v́ chiều theo con trai. “Tôi ăn vài miếng khoai tây chiên và hamburger rồi cảm thấy buồn nôn ngay lập tức”, ông kể lại.
Johnson chưa bao giờ hút thuốc hay nghiện rượu. Thậm chí, cần sa cũng khiến ông từ chối thằng thắn bởi “không ai hút cần mà vẫn khỏe mạnh rạng rỡ".
Thứ duy nhất ông dùng có chứa caffeine là matcha - loại trà xanh Nhật Bản nhẹ nhàng và giàu chất chống oxy hóa.
Những liệu pháp gây tranh căi
Trong gần 5 năm, Bryan Johnson đều đặn dùng thuốc ức chế miễn dịch rapamycin. Đây là loại thuốc thường dành cho người ghép tạng để ngăn đào thải. Nhưng với cộng đồng chống lăo hóa, rapamycin là một “ứng viên sáng giá” v́ đă kéo dài tuổi thọ của chuột trong các thử nghiệm.
Johnson đă thử nghiệm nhiều phác đồ khác nhau: dùng liều thấp hàng tuần, liều cao cách tuần và xen kẽ giữa các phác đồ để tối ưu hóa hiệu quả trong khi giảm thiểu tác dụng phụ.
Nhưng đến cuối năm 2024, ông quyết định dừng hẳn loại thuốc này sau khi xuất hiện hàng loạt triệu chứng đáng lo ngại như nhiễm trùng da, rối loạn mỡ máu, đường huyết cao và nhịp tim khi nghỉ ngơi tăng bất thường.
“Tôi không t́m ra nguyên nhân nào khác nên nghi ngờ do rapamycin. Sau khi điều chỉnh liều mà không hiệu quả, tôi quyết định ngừng hẳn”, ông nói.

Bryan Johnson từng trao đổi huyết tương của bố và con trai.
Johnson cũng dẫn lại một nghiên cứu mới cho thấy rapamycin có thể làm tăng tốc độ lăo hóa sinh học ở một số chỉ số, thay v́ làm chậm quá tŕnh này như mong đợi.
Một trong những phương pháp gây tranh căi nhất mà triệu phú Mỹ từng thực hiện là trao đổi huyết tương với con trai tuổi teen và cha ruột đă cao tuổi. Cụ thể, họ thay phiên truyền huyết tương của nhau để thử xem liệu máu “trẻ” có thể phục hồi cơ thể “già” và ngược lại.
Không dừng lại ở đó, ông c̣n tiến hành lọc huyết tương của chính ḿnh, thay thế bằng protein albumin - một kỹ thuật y học thường chỉ áp dụng với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng. Theo lời kể của Johnson, các bác sĩ đă ngạc nhiên trước độ “sạch” của huyết tương ông, đến mức không nỡ vứt bỏ sau khi lọc.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn giữ thái độ thận trọng. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để khẳng định hiệu quả của liệu pháp trao đổi huyết tương trong việc chống lăo hóa.
Không chỉ tập trung vào sức khỏe bên trong, Johnson c̣n theo đuổi các can thiệp thẩm mỹ để cải thiện ngoại h́nh. Một trong số đó là tiêm mỡ của người khác vào khuôn mặt ḿnh. Tuy nhiên, liệu pháp này đă khiến ông gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sưng tấy và biến dạng khuôn mặt.
H́nh ảnh gương mặt sưng phồng của Johnson lan truyền trên mạng xă hội khiến nhiều người tranh căi gay gắt về mức độ rủi ro và cực đoan trong các phương pháp ông lựa chọn. Dù đăng tải loạt ảnh năm 2018-2024 để chứng minh bản thân “trẻ hơn”, nhiều cư dân mạng lại cho rằng dấu hiệu tuổi tác trên gương mặt ông vẫn hiện rơ.
VietBF@ sưu tập