Mỹ triển khai ít nhất 4 tiêm kích F-15 đến căn cứ chiến lược Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nhằm tăng cường khả năng pḥng thủ cơ sở này.
Quan chức thuộc Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương (INDOPACOM) của Mỹ ngày 16/5 cho biết Washington đă điều một số chiến đấu cơ F-15 đến căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương để "bảo vệ lực lượng đồn trú ở đây".
Ảnh vệ tinh thương mại chụp cùng ngày được chuyên trang quân sự War Zone phân tích cho thấy ít nhất 4 chiếc F-15 đă xuất hiện ở tiền đồn, song bức ảnh chưa được công bố.
Chưa rơ đây là phiên bản F-15 nào, nhưng các chuyên gia Mỹ nhận định chúng là biến thể đa năng F-15E Strike Eagle. Bốn oanh tạc cơ B-52H, 5 máy bay tiếp dầu KC-135, một vận tải cơ C-17 và một phi cơ chở khách cũng xuất hiện trong bức ảnh.
Biên đội tiêm kích F-15 đến căn cứ Diego Garcia ít nhất là từ hôm 14/5, trong khi các oanh tạc cơ B-52H hiện diện ở đây từ trước đó một tuần.

Tiêm kích F-15E Mỹ tại Trung Đông hồi tháng 4. Ảnh: USAF
Mỹ có thời điểm triển khai tới 10 oanh tạc cơ chiến lược, gồm 6 chiếc B-2 và 4 máy bay B-52H, tại căn cứ Diego Garcia, song phi đội B-2 đă rút về nước sau đó. Dữ liệu theo dơi hàng không dân sự cho thấy những chiếc B-2 cuối cùng rời đi vào khoảng ngày 9/5.
Đảo san hô Diego Garcia có diện tích 30 km2, được coi là tiền đồn có vị trí chiến lược với quân đội Mỹ. Các chiến đấu cơ và tàu chiến đóng quân tại đây từng tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh, chiến dịch quân sự ở Afghanistan và Libya. Vị trí của Diego Garcia giúp Washington triển khai lực lượng khắp Trung Đông, Trung Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.
Không quân Mỹ hồi tháng 3 điều biên đội 6 oanh tạc cơ B-2, tương đương gần 50% lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tới căn cứ này trong động thái được cho là bất thường và nhằm phô trương sức mạnh trước Iran. Biên đội B-2 sau đó tham gia chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen.
Vị trí xa bờ của Diego Garcia từ lâu được coi là lớp pḥng vệ tự nhiên để ngăn đ̣n tấn công từ các đối thủ tiềm tàng của Mỹ ở khu vực, trong đó có Iran. Sự hiện diện của oanh tạc cơ B-2 tại Diego Garcia thường được coi là thông điệp dằn mặt của Washington gửi đến Tehran, do phi đội ở đây có thể xuất kích tùy ư và tấn công mục tiêu trong lănh thổ Iran mà không gặp trở ngại nào.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng Iran đă cải thiện đáng kể năng lực quân sự, khiến đảo Diego Garcia không c̣n là địa điểm an toàn tuyệt đối như trước. Tehran đă biên chế hàng loạt chiến hạm có khả năng phóng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tự sát tầm xa, đủ sức tung đ̣n phá hủy hoặc gây hư hại nặng với lực lượng đồn trú tại đây.
Cây bút Joseph Trevithick của War Zone cho rằng tiêm kích F-15E là khí tài phù hợp để bảo vệ Diego Garcia trước mối đe dọa từ UAV tự sát và tên lửa hành tŕnh. Mẫu phi cơ này đă chứng minh được năng lực khi tham gia ứng phó cuộc tập kích hiệp đồng bằng tên lửa, UAV của Iran nhằm vào Israel hồi năm ngoái.
"Những chiếc F-15E cũng có thể tận dụng tầm bay và tải trọng lớn, cùng các hệ thống cảm biến mạnh mẽ để phát hiện, vô hiệu hóa mối đe dọa trên biển hoặc làm nhiệm vụ trinh sát phi truyền thống ở khu vực xung quanh đảo", Trevithick cho hay.