Leonard Bailey - bác sĩ nhi khoa tim tại Trung tâm Y tế Đại học Loma Linda đă thực hiện một trong những ca phẫu thuật đặc biệt nhất giới y khoa đó là ghép tim của một con khỉ đầu chó cho một em bé sơ sinh, được gọi là Baby Fae.
Hiện nay, đối với các bệnh lư nghiêm trọng như suy tim hoặc dị tật tim bẩm sinh, phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất là ghép tim. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là sự khan hiếm của nguồn tạng phù hợp.
Trong bối cảnh số lượng bệnh nhân chờ ghép ngày càng tăng, các bác sĩ buộc phải t́m kiếm những hướng đi đột phá. Gần 40 năm trước, một bác sĩ đă đưa ra đề xuất táo bạo: Liệu có thể tạm thời sử dụng tim động vật để ghép cho con người, nhằm kéo dài sự sống cho đến khi t́m được tim người phù hợp?
Ư tưởng ấy đến từ bác sĩ Leonard Bailey (Mỹ), người đă thực hiện một ca phẫu thuật gây chấn động giới y học năm 1984: cấy ghép một trái tim của khỉ đầu chó vào cơ thể một bé gái sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Dù ca mổ được thực hiện thành công về mặt kỹ thuật, nhưng bé gái chỉ sống thêm được 20 ngày. Từ người tiên phong, bác sĩ Bailey nhanh chóng bị dư luận biến thành "tội nhân thiên cổ".
Ngày 12/10/1984, khoa sản của Trung tâm Y tế Đại học Loma Linda (California, Mỹ) tiếp nhận một sản phụ có dấu hiệu sinh non. Dù bé gái được sinh ra chỉ sớm hơn ba tuần so với dự kiến và có vẻ ngoài b́nh thường, nhưng các bác sĩ nhanh chóng phát hiện trái tim của bé không thể tự đập, buộc phải dùng máy tạo nhịp hỗ trợ. Quan trọng hơn, tâm thất trái không phát triển hoàn chỉnh, khiến cơ tim bị biến dạng nghiêm trọng. Đây là một dị tật gần như không thể cứu chữa vào thời điểm đó.
Các bác sĩ cho biết, dù có can thiệp, bé cũng chỉ có thể sống thêm khoảng hai tuần. Hy vọng duy nhất là được ghép tim, nhưng việc t́m kiếm một trái tim trẻ sơ sinh phù hợp gần như là điều không tưởng.
Đứng trước hoàn cảnh bế tắc, bác sĩ Leonard Bailey đă đề xuất phương án cuối cùng là sử dụng trái tim của khỉ đầu chó để thay thế tạm thời. Bailey không phải là người xa lạ với lĩnh vực này. Trong suốt 7 năm trước đó, ông đă tiến hành hàng loạt thí nghiệm cấy ghép tim động vật (cừu, dê…) và đạt được nhiều kết quả khả quan. Ông tin rằng nếu thử nghiệm thành công trên người, đây sẽ là tiền đề cho ngành ghép tạng tương lai.
Sau nhiều lần đắn đo, cha mẹ của bé gái - được đặt tên là Baby Fae đă đồng ư thực hiện ca mổ mang tính thử nghiệm. Ngày 26/10/1984, trái tim của một con khỉ đầu chó 10 tháng tuổi, nặng khoảng 3,1kg, được cấy ghép vào cơ thể bé.
Ca phẫu thuật kéo dài suốt 5 tiếng đồng hồ và được thực hiện một cách cẩn trọng. Khi trái tim của khỉ đầu chó bắt đầu đập trong lồng ngực bé gái, cả ê-kíp phẫu thuật vỡ ̣a trong hy vọng. Những ngày đầu sau mổ, Baby Fae có những dấu hiệu phục hồi khả quan, không sốt, không thải ghép, bú sữa b́nh như trẻ b́nh thường.
Tuy nhiên, đến ngày 15/11, gần ba tuần sau phẫu thuật cơ thể bé bắt đầu suy kiệt. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, kéo theo t́nh trạng nhiễm độc và ngừng tim. Baby Fae qua đời ở tuổi đời chỉ 20 ngày.
Sau cái chết của bé Fae, bác sĩ Bailey đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội từ giới truyền thông và công chúng. Nhiều người cho rằng ông đă biến một đứa trẻ thành "vật thí nghiệm", vi phạm y đức và khiến người ta đặt dấu hỏi lớn về tính nhân đạo trong y học.
Mặc dù vậy, giới chuyên môn vẫn ghi nhận giá trị khoa học của ca phẫu thuật này. Nó mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực dị chủng ghép tạng (xenotransplantation ) - tức cấy ghép cơ quan từ loài vật sang người.
Ca ghép tim khỉ đầu chó năm 1984 không phải là lần đầu tiên con người thử ghép nội tạng động vật. Trước đó, vào năm 1964, bác sĩ Hardy tại Đại học Mississippi cũng từng ghép tim tinh tinh cho một bệnh nhân người này sống được khoảng 90 phút sau mổ. Tuy nhiên, trường hợp Baby Fae sống được 20 ngày là một kỷ lục ở thời điểm đó.
Gần 40 năm sau, năm 2022, các nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ) đă ghép thành công trái tim của một con lợn biến đổi gen cho một bệnh nhân mắc bệnh tim giai đoạn cuối và người này sống thêm được hai tháng. Đây là dấu mốc đáng kể trong hành tŕnh giải quyết vấn nạn thiếu nguồn tạng trên toàn cầu.