Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy phần lớn người dân của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới đang bi quan với triển vọng của nơi họ đang sinh sống.
Một cuộc khảo sát toàn cầu mới đây của hăng Ipsos cho thấy phần lớn người dân Nhật Bản tin rằng đất nước của họ đang trên đà suy thoái. Tỷ lệ người Nhật đồng t́nh với nhận định “Nhật Bản đang suy yếu” đă tăng vọt lên 70%, tăng mạnh so với mức 40% của năm 2016. Đây là mức tăng cao nhất trong số 31 quốc gia được khảo sát, chỉ đứng sau Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ipsos cảnh báo rằng kết quả này phản ánh một xu hướng toàn cầu ngày càng rơ rệt: tâm lư bi quan sâu sắc đang lan rộng, không chỉ ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Pháp, mà c̣n tại những nước vốn được xem là ổn định như Nhật Bản.
3 nguyên nhân chính được xác định dẫn đến cảm giác nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới đang suy thoái là lo ngại kinh tế tŕ trệ, mất niềm tin vào giới lănh đạo và sự bất an ngày càng tăng liên quan đến nhập cư. Những yếu tố này đều đang hiện hữu rơ rệt trong bối cảnh xă hội Nhật hiện nay.
Tiến sĩ Sumie Kawakami, giảng viên khoa học xă hội tại Đại học Yamanashi Gakuin, cho biết bà hoàn toàn đồng t́nh với kết quả khảo sát. Bà nhấn mạnh rằng có một thế hệ người Nhật đă trải qua thời kỳ "bong bóng kinh tế" vào cuối những năm 1980 - thời mà người ta không phải lo nghĩ về chi tiêu, dễ dàng đi du lịch nước ngoài và cảm thấy mọi thứ đều trong tầm tay. Nhưng hiện tại, h́nh ảnh đó đă lùi vào dĩ văng.
“Giờ đây Nhật Bản tràn ngập khách du lịch nước ngoài v́ đồng yên yếu, giá cả rẻ đối với họ. Nhưng đối với người Nhật, điều đó phản ánh rơ sự suy giảm sức mạnh kinh tế,” bà nói. “Tăng trưởng kinh tế đă tŕ trệ nhiều năm, người ta từng gọi là ‘thập kỷ mất mát’, rồi thành ‘hai thập kỷ mất mát’, giờ th́ những năm 1980 đă cách chúng ta 40 năm.”
Bà Kawakami cho rằng người dân không cảm nhận được sự phát triển kinh tế, chỉ thấy giá cả leo thang c̣n tiền lương th́ không tăng tương xứng. Thu nhập khả dụng giảm khiến cuộc sống trở nên chật vật hơn, ngay cả với những nhu cầu cơ bản.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chia sẻ cảm giác bi quan.
Ken Kato, một chủ doanh nghiệp nhỏ bảo thủ tại Tokyo, cho rằng Nhật Bản vẫn có tiềm năng phục hồi. Ông thừa nhận sự khác biệt rơ rệt giữa thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế và hiện tại, nhưng tin rằng đất nước có thể tái thiết.
“80 năm trước, Nhật Bản bị tàn phá sau chiến tranh, Tokyo bị thiêu rụi, Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử. Nhưng chỉ 20 năm sau, chúng ta đă vươn lên thành cường quốc kinh tế,” ông nói. “Tôi tin điều đó có thể xảy ra một lần nữa.”
Kato cho rằng mối đe dọa lớn nhất với tương lai Nhật Bản không nằm ở kinh tế mà là an ninh khu vực.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 53% người Nhật tin rằng xă hội nước họ đang “tan vỡ”, tăng 21 điểm phần trăm so với năm 2019, dù vẫn thấp hơn mức trung b́nh toàn cầu là 56%. Phần lớn người tham gia đồng ư rằng nền kinh tế hiện nay thiên về bảo vệ người giàu và quyền lực, các đảng phái chính trị không c̣n đại diện cho tiếng nói của người dân và Nhật Bản cần một nhà lănh đạo mạnh mẽ hơn để khôi phục trật tự và phương hướng.
Quan điểm về nhập cư cũng đang thay đổi. 28% người được hỏi cho rằng Nhật Bản sẽ tốt hơn nếu ngừng tiếp nhận người nhập cư, tăng 14 điểm so với năm 2016 và cao hơn một chút so với 26% người ủng hộ việc mở rộng nhập cư. 37% vẫn chưa có quan điểm rơ ràng về vấn đề này.
Kato, người phản đối nhập cư quy mô lớn, cho rằng dân số sụt giảm không phải là vấn đề cấp bách. Ông đặt niềm tin vào công nghệ và trí tuệ nhân tạo để giải quyết những khó khăn trước mắt, đồng thời hy vọng các cuộc phục hồi kinh tế trong tương lai sẽ dẫn đến làn sóng tỷ lệ sinh hồi phục, như đă từng xảy ra trước đây.
Dù những quan điểm tích cực như của Kato vẫn tồn tại, song dữ liệu khảo sát đă phác họa một thực tế rơ ràng: người dân Nhật Bản đang dần mất niềm tin vào tương lai, trong một xă hội đối mặt với nhiều thử thách chồng chất từ kinh tế, chính trị đến dân số và an ninh khu vực.
VietBF@ Sưu tập
|