Iran có thể vẫn duy tŕ một phần năng lực phát triển chương tŕnh hạt nhân – thậm chí có thể khôi phục năng lực tại những cơ sở bí mật mà thế giới chưa biết đến, theo báo Mỹ New York Times (NYT).Theo một phân tích được New York Times công bố hôm 28/6, chiến dịch không kích quy mô lớn của Israel và Mỹ vào tháng này đă gây tổn thất nghiêm trọng cho một số thành phần trong chương tŕnh hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, nhiều phần khác vẫn không bị ảnh hưởng.
Tổn thất dễ thấy nhất là về nhân lực. Israel đă ám sát ít nhất 14 nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran. Tuy vậy, theo NYT, vẫn c̣n một tầng lớp các chuyên gia khác đủ năng lực để tiếp tục công việc của những người tiền nhiệm.
Năng lực hạt nhân c̣n lại
Yếu tố cốt lơi để phát triển chương tŕnh hạt nhân là uranium. Báo cáo cho biết hai mỏ uranium lớn của Iran không bị tấn công trong chiến dịch không kích, đồng nghĩa với khả năng khai thác của nước này vẫn c̣n nguyên.
Về mặt lưu trữ, phần lớn lượng uranium đă được làm giàu gần đạt cấp độ vũ khí – khoảng 400 kg – được cho là đă được Iran di dời trước khi các cơ sở bị ném bom. Một báo cáo t́nh báo sơ bộ của Mỹ cho biết Iran vẫn giữ lại phần lớn kho uranium này. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ hiện phủ nhận điều này, cho rằng số uranium trên có thể đă bị chôn vùi trong các đống đổ nát. Bộ trưởng Quốc pḥng Israel, ông Israel Katz, th́ thừa nhận “không biết chính xác” kho uranium của Iran đang ở đâu.
Cơ sở làm giàu và chuyển hóa uranium bị tê liệt
Một trong những bước quan trọng trong quá tŕnh chế tạo bom hạt nhân là làm giàu uranium bằng máy ly tâm. NYT dẫn đánh giá cho biết, Israel có thể đă phá hủy hoàn toàn dàn máy ly tâm ở cơ sở hạt nhân Natanz. Ở Fordow – cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới ḷng đất – Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, nói rằng nơi này “không c̣n hoạt động” sau các đợt tấn công bằng bom xuyên hầm của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Fordow đă bị “xóa sổ”.
Tuy nhiên, vẫn có những đánh giá thận trọng hơn, nhất là khi Iran tuyên bố – dù chưa có bằng chứng – rằng họ vẫn có các cơ sở làm giàu uranium bí mật khác. NYT tiết lộ Iran đă và đang xây dựng hai cơ sở ngầm mới để phục vụ cho các máy ly tâm thế hệ mới.
Ngoài ra, một phần quan trọng khác là khả năng chuyển hóa uranium sang thể khí – bước cần thiết trước khi làm giàu – cũng có thể đă bị phá hủy hoàn toàn. Cơ sở duy nhất thực hiện chức năng này đặt tại Isfahan và đă bị trúng bom Mỹ. Theo đánh giá, Iran có thể mất nhiều năm để khôi phục năng lực này.
Cũng tại Isfahan, Iran c̣n sở hữu nhà máy chuyển uranium làm giàu sang dạng kim loại – bước cần thiết để lắp ráp đầu đạn hạt nhân. Cơ sở này nhiều khả năng cũng đă bị phá hủy. Dù vậy, một chuyên gia nói với NYT rằng Iran từng thực hiện quá tŕnh chuyển hóa này ở các địa điểm khác, nên có thể vẫn c̣n năng lực này ở nơi bí mật.
Israel đă đánh trúng nhiều ṭa nhà tại cơ sở sản xuất Sanjaran – nơi bị nghi liên quan đến sản xuất bộ kích nổ cho bom hạt nhân. Mặc dù điều này ảnh hưởng tới khả năng phát triển hệ thống kích nổ, NYT cho biết Iran có thể vẫn c̣n những cơ sở tương tự khác.
Về tên lửa đạn đạo – phương tiện vận chuyển đầu đạn hạt nhân – Israel tuyên bố đă gây tổn thất nặng cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo đánh giá, không thể kết luận rằng Iran đă hoàn toàn mất khả năng triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Chương tŕnh hạt nhân của Iran bị đẩy lùi đến mức nào?
Theo tờ Times of Israel, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Israel, trung tướng Eyal Zamir, nhận định sau các đợt không kích vừa qua, Iran không c̣n là “quốc gia chạm ngưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân” như trước đây. Theo ông, toàn bộ quy tŕnh chế tạo bom – từ nhân lực đến cơ sở sản xuất và vũ khí hóa – đều đă bị đẩy lùi nhiều năm.
Dù vậy, Iran vẫn từ chối yêu cầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc thanh sát các cơ sở bị tấn công. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng Tehran có thể đang t́m cách khôi phục hoặc duy tŕ năng lực hạt nhân ở những địa điểm bí mật, theo NYT.
|