Ngăn đông tủ lạnh không phải là “vạn năng” trong bảo quản thực phẩm. Có những thực phẩm, món ăn cho vào đó coi như bỏ đi v́ mất hết dinh dưỡng, thậm chí gây hại sức khỏe.
Ngăn đông tủ lạnh là nơi lư tưởng để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, hạn chế đi chợ nhiều lần và tránh lăng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để cấp đông.
Theo bếp trưởng Shawn Matijevich, giảng viên tại Viện Giáo dục Ẩm thực New York (Mỹ), nước trong thực phẩm sẽ giăn nở khi bị làm lạnh sâu, tạo ra tinh thể băng có thể phá vỡ cấu trúc tế bào. Hậu quả là sau khi ră đông, món ăn mất hẳn độ ngon, mềm nhăo, chảy nước và quan trọng hơn là hao hụt dinh dưỡng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Trong khi lại gây lăng phí điện năng không cần thiết.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm tưởng quen mà tuyệt đối không nên cho vào ngăn đông nếu bạn không muốn phí công bảo quản và tiền bạc:
1. Rau lá xanh và thảo mộc tươi
Những loại rau như rau diếp, cải bó xôi, rau mùi hay húng quế rất dễ hỏng khi cấp đông trực tiếp. Chúng có kết cấu mỏng manh nên khi bị làm lạnh, tinh thể băng sẽ phá vỡ mô rau, khiến rau úng nhũn, thâm đen và mất hẳn độ tươi gịn sau khi ră đông. Cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, phần lớn vitamin nhạy cảm với nhiệt độ cũng bị phá hủy. Nếu buộc phải bảo quản lâu dài, nên chần sơ rau trong nước sôi, làm nguội nhanh rồi mới cấp đông - hoặc xay cùng dầu ô liu để dùng như sốt nấu ăn.
2. Trứng c̣n nguyên vỏ
Cho trứng c̣n vỏ vào ngăn đông là sai lầm phổ biến. Khi đông lạnh, chất lỏng bên trong giăn nở có thể làm nứt vỡ vỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ḷng đỏ khi ră đông cũng bị biến chất, trở nên bột và khó nấu nướng. Nếu không để ư vết nứt, người dùng có thể vô t́nh ăn phải trứng đă nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm salmonella - một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng với biểu hiện đau bụng, sốt và tiêu chảy kéo dài.
3. Phô mai mềm
Các loại phô mai như cream cheese, ricotta hay brie vốn có kết cấu mịn, độ ẩm cao. Khi cấp đông rồi ră đông, phô mai dễ tách nước, vón cục và biến vị. Không chỉ mất ngon, phô mai bị tách lớp c̣n dễ bị nấm men hoặc vi khuẩn lên men phát triển nếu bảo quản không kín khí. Dùng phải phô mai đă biến đổi có thể gây đầy bụng, buồn nôn hoặc thậm chí nhiễm khuẩn nếu vi sinh vật sinh độc tố.
4. Trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao
Cà chua, dưa chuột, nho, cam hay dưa hấu đều chứa lượng nước lớn. Khi cấp đông, nước bên trong tạo thành tinh thể băng làm vỡ kết cấu mô, khiến hoa quả trở nên bở nhăo và tiết dịch khi ră đông. Nếu tiếp tục ăn tươi, bạn có thể thấy mùi lạ, vị chua nhẹ hoặc cảm giác nhớt - đây là dấu hiệu thực phẩm đang phân hủy nhẹ hoặc nhiễm khuẩn. Việc tiêu thụ trái cây hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, hoặc ngộ độc đường ruột do vi khuẩn phát triển trong điều kiện bảo quản không phù hợp.
5. Một số chế phẩm từ sữa và kem béo
Sữa chua, kem sữa tươi (heavy cream) không có chất ổn định hay các loại sốt mayonnaise nếu bị cấp đông sẽ tách nước, chua hóa và mất kết cấu. Hỗn hợp sau ră đông có thể loăng như nước, có mùi lạ hoặc vị chua nhẹ - dấu hiệu sữa bị lên men không kiểm soát. Tiêu thụ phải sản phẩm sữa đă bị hỏng dễ gây khó tiêu, đầy bụng và nguy cơ rối loạn đường ruột, nhất là ở trẻ nhỏ và người già có hệ tiêu hóa yếu.
6. Món chiên rán
Thức ăn như gà rán, khoai chiên, nem rán nếu bỏ vào ngăn đông sẽ hút ẩm và mất hoàn toàn độ gịn. Khi hâm nóng lại, chúng trở nên dai nhăo, dầu mỡ bị ôxy hóa sinh mùi hôi và có thể sản sinh chất độc như acrylamide - một hợp chất liên quan đến ung thư nếu tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra, thức ăn chiên rán để lâu trong ngăn đông c̣n dễ tích tụ vi khuẩn nếu cấp đông không đủ sâu hoặc ră đông sai cách, gây hại cho sức khỏe.
VietBF@ Sưu tập
|
|