Ông Masoud Pezeshkian ra lệnh cho Iran đ́nh chỉ hợp tác với Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) sau khi Mỹ và Israel phát động chiến dịch không kích nhắm vào các nhà máy nguyên tử quan trọng nhất tại Cộng Ḥa Hồi Giáo, có thể làm các thanh tra IAEA khó ḷng theo dơi chương tŕnh tôi luyện uranium tinh khiết tại Tehran lên tới mức gần như chế tạo được vơ khí.
Mệnh lệnh này không có lịch tŕnh rơ ràng hoặc diễn tiến chi tiết về việc đ́nh chỉ. Ông Abbas Araghchi, ngoại trưởng Iran, ám chỉ khi được CBS News phỏng vấn rằng Tehran vẫn sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ.
Trong quá khứ, Iran từng áp dụng một chiến thuật ḥng gây áp lực khi đàm phán với Tây phương bằng cách hạn chế hoạt động của các thanh tra IAEA, mặc dù cho tới thời điểm hiện tại Tehran vẫn quả quyết rằng họ không lập tức có kế hoạch tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ sau 12 ngày giao tranh với Israel.
Vẫn chưa rơ IAEA đặt trụ sở tại Vienna, cơ quan giám sát nguyên tử trực thuộc Liên Hiệp Quốc sẽ xử sự ra sao sau quyết định đ́nh chỉ từ Iran. IAEA đă theo dơi chương tŕnh nguyên tử tại Iran từ lâu và cho biết họ đang chờ Iran đưa ra tuyên cáo chính thức về việc đ́nh chỉ.
Một nhà ngoại giao ẩn danh thông thạo hoạt động tại IAEA cho biết các thanh tra IAEA vẫn có mặt tại Iran sau thông cáo và chưa bị chính phủ mời đi.
“Iran vừa đưa ra thông cáo gây xôn xao về việc đ́nh chỉ hợp tác với IAEA,” ông Gideon Saar, ngoại trưởng Israel, cho biết trên X khi lập tức lên án quyết định của Iran. “Điều này cho thấy Iran từ bỏ tất thảy nghĩa vụ và cam kết về vấn đề nguyên tử quốc tế.”
Giới quan sát tin rằng Israel là quốc gia Trung Đông duy nhất sở hữu vơ khí nguyên tử và IAEA không được tiếp cận các cơ sở liên quan tới vơ khí tại Israel.
Cho tới nay hành động của Iran vẫn chưa tới mức lo sợ nhất mà các chuyên gia lo nghĩ. Họ e rằng để đáp trả cuộc chiến, Tehran có thể hoàn toàn chấm dứt hợp tác với IAEA, từ bỏ Hiệp Ước Giải Trừ Vơ Khí Nguyên Tử và lập tức chế tạo bom. Hiệp ước đó yêu cầu các quốc gia đồng ư không chế tạo hoặc sở hữu vơ khí nguyên tử và cho IAEA thanh tra để xác định rằng các quốc gia đă khai báo minh bạch.
Thỏa thuận nguyên tử năm 2015 của Iran cho phép Iran tôi luyện uranium tinh khiết lên mức 3.67%, đủ để cung cấp nhiên liệu cho một nhà máy điện nguyên tử, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vơ khí. Thỏa thuận này cũng làm kho tích trữ uranium tại Iran bị tiết giảm mạnh, hạn chế sử dụng máy ly tâm và dựa vào IAEA để giám sát việc tuân thủ của Tehran bằng cách tăng cường theo dơi. IAEA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá xem liệu Iran có tuân thủ thỏa thuận hay không.
Nhưng vào năm 2018, chính quyền Tổng Thống Donald Trump đầu tiên đă đơn phương rút Washington khỏi thỏa thuận, khẳng định rằng điều đó không đủ cứng rắn và không giải quyết chương tŕnh hỏa tiễn của Iran hay việc Iran chống lưng cho các lực lượng chiến binh Trung Đông nói chung, dẫn tới t́nh trạng căng thẳng suốt nhiều năm liền, gồm có các cuộc tấn công trên biển lẫn trên bộ.
Vào ngày 13 Tháng Sáu, Israel phát động một đợt không kích thủ tiêu hàng loạt tướng lănh cao cấp trong Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran (IRGC) hùng mạnh cũng như nhắm vào kho hỏa tiễn đạn đạo. Các đợt không kích cũng tấn công các cứ điểm nguyên tử tại Iran.
Chiến dịch không kích của Israel sát hại 935 “công dân Iran,” gồm có 38 trẻ em và 102 phụ nữ, Iran cho biết. Tuy nhiên, từ lâu Iran vẫn công bố thương vong thấp hơn v́ lư do chính trị.
Tổ chức Các Nhà Hoạt Động Nhân Quyền (HRA) đặt trụ sở tại Washington, DC công bố số liệu thương vong chi tiết trong những lần bất ổn tại Iran, trong đó có 1,190 người người chết, gồm có 436 thường dân và 435 thành viên lực lượng an ninh. HRA cho biết các đợt tấn công c̣n làm 4,475 người bị thương.
Trong thời gian này dường như các viên chức Iran vẫn c̣n đánh giá thiệt hại sau khi Mỹ không kích ba cứ điểm nguyên tử vào ngày 22 Tháng Sáu, trong đó có cả các địa điểm tại Fordo, một khu vực được xây cất dưới một ngọn núi cách Tehran khoảng 60 dặm (100 kilometer) về hướng Tây Nam.