Sau 12 ngày giao tranh căng thẳng với Israel, báo giới Nga cho rằng Iran cần nhận ra một bài học rơ ràng: nước này cần khẩn cấp hiện đại hóa không quân nếu muốn tự vệ hiệu quả trước các cuộc xung đột trong tương lai.
Chỉ dựa và hệ thống pḥng không là không đủ
Theo báo Nga Topwar.ru, trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày vừa qua, hệ thống pḥng không Iran – dù được triển khai rộng khắp – vẫn không ngăn được máy bay Israel xâm nhập và tấn công các mục tiêu chiến lược.
Báo Nga đánh giá pḥng không Iran vẫn chủ yếu là “pḥng tuyến cự ly gần”, phụ thuộc vào các radar đă cũ và dễ bị vô hiệu hóa. Thực tế, Israel sử dụng máy bay F-35I mang vũ khí tầm xa như AGM-158 để tấn công từ khoảng cách ngoài tầm với của phần lớn tổ hợp pḥng không Iran.
Ngay cả các hệ thống S-300PMU2 mà Iran mua của Nga vào năm 2016 , vốn được xem là một trong những vũ khí pḥng không chủ lực, cũng tỏ ra kém hiệu quả do các đợt tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào radar điều khiển hỏa lực. Khi radar ngừng hoạt động, hệ thống pḥng không gần như không c̣n tác dụng.
T́nh trạng này khiến không phận Iran trở thành "sân chơi" cho máy bay Israel, theo Topwar.ru. Lực lượng không quân Iran gần như không tham chiến do không đủ năng lực đọ sức trên không.
Không quân lỗi thời
Iran hiện sở hữu các chiến đấu cơ F-14, F-4 và MiG-29 cũ kỹ, phần lớn từ thập niên 1970–1980. Các phi đội này vừa thiếu hiện đại hóa, vừa khan hiếm phụ tùng thay thế, nên không thể cất cánh trong t́nh huống khẩn cấp.
Dù Tehran đă mua một số tiêm kích Su-35 từ Nga, nhưng đến nay mới nhận được khoảng 4 chiếc. Con số này không đủ để tạo sức răn đe, chưa kể phi công Iran vẫn chưa có kinh nghiệm vận hành hiệu quả loại máy bay hiện đại này, báo Nga nhận định. Một phi đội máy bay tiêu chuẩn cần ít nhất 20–24 chiếc.
Trong bối cảnh Nga đang tập trung sản xuất Su-35 cho nhu cầu nội địa và xung đột ở Ukraine, khả năng Iran nhận thêm máy bay trong tương lai gần là rất hạn chế.
Lựa chọn t́nh thế
Để bù đắp thiếu hụt, Iran có thể quan tâm đến ḍng máy bay J-10C do Trung Quốc sản xuất, có giá thấp hơn Su-35. Cuối tháng 6, Bộ trưởng Quốc pḥng Iran Aziz Nasirzade cùng phái đoàn quân sự đă đến Trung Quốc, được cho là để bàn thảo việc mua J-10C.
J-10C thực tế đă chứng minh năng lực trong cuộc xung đột ngắn ngày giữa Pakistan và Ấn Độ vào tháng 5/2025. Các chiến đấu cơ J-10C của Pakistan, được cho là trang bị tên lửa đối không tầm xa PL-15, khiến Ấn Độ chịu một số tổn thất nhất định.
J-10C có thể đối đầu ṣng phẳng với mẫu chiến đấu cơ F-16 hiện có trong biên chế không quân Israel. Điểm yếu lớn nhất của J-10C là tầm hoạt động ngắn – chỉ khoảng 800–1.200 km nếu không mang theo hoặc có mang b́nh nhiên liệu phụ. Với Iran, quốc gia có lănh thổ rộng lớn và cần đánh chặn từ xa, điều này là một hạn chế, báo Nga nhận định.
Su-35 vẫn là lựa chọn ưu tiên
So với J-10C, tiêm kích Su-35 có lợi thế rơ rệt về tầm bay (tới 3.600 km), khả năng mang vũ khí (8 tấn) và tầm phát hiện mục tiêu (trên 300 km). Với 12 giá treo, Su-35 có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau cùng lúc – từ tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 đến tên lửa tầm xa R-37M.
Theo báo Nga, một chiếc Su-35 có năng lực tác chiến tương đương 2-3 chiếc J-10C. Radar và hệ thống tác chiến điện tử của Su-35 đă được chứng minh hiệu quả trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Iran cần cả hai
Theo Topwar.ru, trong bối cảnh thiếu lựa chọn, Iran có thể theo đuổi chiến lược kết hợp: bổ sung thêm Su-35 về lâu dài và ưu tiên trang bị ngay J-10C để giải quyết vấn đề ngắn hạn.
Dù J-10C không phải lựa chọn lư tưởng trong tác chiến tầm xa, mẫu máy bay này vẫn đủ sức đánh chặn các chiến đấu cơ Israel ở cự ly trung b́nh nếu được triển khai hiệu quả. Đặc biệt, với giá thành rẻ hơn và thời gian giao hàng ngắn hơn, Trung Quốc có thể trở thành đối tác quân sự quan trọng đối với Iran trong giai đoạn chuyển tiếp.
Báo Nga nhận định, "Iran không thể chỉ dựa vào pḥng không; để bảo vệ không phận, họ cần cả radar hiện đại, tiêm kích đủ sức đánh chặn từ xa và tổ hợp pḥng không hỗ trợ". Cuộc xung đột vừa qua cho thấy ba trụ cột này của Iran đều yếu, và để tránh lặp lại kịch bản bị động, Tehran cần bổ sung gấp các máy bay chiến đấu thế hệ mới.
|