Khi Elon Musk tuyên bố thành lập “đảng nước Mỹ”, đa số ư kiến chuyên gia trên báo chí Mỹ cho rằng đảng này khó có thể phá vỡ thế “song mă” Dân chủ - Cộng ḥa, thậm chí khó có thể giành được ghế trong Quốc hội và nhánh hành pháp.
Tuy nhiên, Elon Musk không nản ḷng. Viết trên X, ông mong muốn đảng giành được 2-3 ghế ở Thượng viện và 8-10 ghế ở Hạ viện để có tiếng nói quyết định trong các vấn đề quan trọng.
Chưa đảng phái thứ ba nào tại Washington thành công đến vậy. Ông Alexander Burns, biên tập viên cấp cao phụ trách Bắc Mỹ của Politico, chỉ ra công thức chung của các đảng là tuyên bố họ là thế lực trung dung. Dù vậy, đây lại là “công thức thất bại” do hầu hết người Mỹ đă chọn phe.
Ông Burns khuyên Elon Musk học tập kinh nghiệm của những chính trị gia vượt ra khỏi khuôn khổ “ḍng chính” của hai đảng như Donald Trump và Bernie Sanders.
“Đảng nước Mỹ” cần xác định các lĩnh vực cử tri quan tâm nhưng bị hai phe bỏ qua. Ví dụ, ông Trump t́m ra 3 vấn đề mà cử tri cảm thấy không có tiếng nói là nhập cư, thương mại và an ninh toàn cầu.
“Điều này có nghĩa đừng t́m điểm trung gian trong thang tả - hữu mà nắm lấy các vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ Dân chủ - Cộng ḥa thông thường”, ông Burns viết, chỉ ra 3 lĩnh vực mà Elon Musk có thể theo đuổi là Thương mại, Ngân sách và Khoa học - công nghệ.
Thúc đẩy tự do thương mại
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump ngày càng thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ. Dường như ông đang thành công - ít nhất về khía cạnh nội bộ. Giờ đây, cả hai đảng phái lớn đều không kiên quyết đ̣i tăng cường tự do thương mại và cắt giảm các biện pháp hạn chế thương mại.
Ảnh hưởng của ông Trump trong đảng Cộng ḥa giờ đây lớn đến mức ngay cả những nhân vật bảo thủ vốn ủng hộ tự do thương mại cũng ủng hộ chính sách thuế quan.
Đảng Dân chủ không thiếu người chỉ trích chính sách thương mại của ông Trump, nhưng chỉ có ít chính trị gia đứng lên bảo vệ tự do thương mại. Chính quyền của Tổng thống Biden trước đây cũng không cố gắng đảo ngược chính sách thương mại của chính quyền Trump 1.0.Tuy nhiên, đây có thể không phải điều cử tri Mỹ mong muốn. Một khảo sát của Gallup hồi năm 2015 cho thấy 60% cử tri độc lập cho rằng thương mại quốc tế mang tới cơ hội nhiều hơn thách thức. Tới đầu năm nay, con số này đă lên tới 81%. Tỷ lệ cử tri Dân chủ có quan điểm này thậm chí c̣n cao hơn. Tâm lư này sẽ là cơ hội cho đảng của Elon Musk.
Cân đối thu chi ngân sách
Hầu hết người Mỹ lo ngại về mức chi tiêu của chính phủ và nợ công. Dù vậy, cả hai đảng đều không được tin tưởng sẽ giải quyết vấn đề này.
Chính quyền Biden đă tăng quy mô chính phủ và không thể tăng thuế lên người giàu như đă hứa - ngay cả lời hứa này cũng chỉ được đưa ra để bù đắp các khoản chi tiêu gia tăng. Trong khi đó, từ nhiều thập kỷ qua, đảng Cộng ḥa luôn đề xuất giảm thuế. Đạo luật “To đẹp” của Tổng thống Trump được cho sẽ khiến nước Mỹ gánh thêm hàng ngh́n tỷ USD nợ.
Tuy nhiên, chưa rơ liệu sẽ có bao nhiêu người Mỹ bầu cho một đảng chủ trương “thắt lưng buộc bụng” khi các cử tri bảo thủ sẽ không muốn tăng thuế, trong khi các cử tri cánh tả không muốn cắt giảm phúc lợi xă hội.
Duy tŕ vị trí dẫn đầu về khoa học - công nghệ
Cả phe Dân chủ và Cộng ḥa đều nói rằng họ muốn Mỹ duy tŕ khoảng cách với các đối thủ về khoa học và công nghệ. Dù vậy, lĩnh vực này thường vô t́nh bị cuốn vào các cuộc chiến phe phái.
Ví dụ gần nhất là cuộc đối đầu giữa chính quyền Trump và các đại học tốp đầu. Bên cạnh đó, chính quyền Cộng ḥa cũng t́m cách hạn chế sinh viên, nhà nghiên cứu nước ngoài, cũng như giảm các khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học - các động thái có thể ảnh hưởng tới vị thế của Mỹ.
Elon Musk mới đây cũng chỉ trích “đạo luật to đẹp” đă “gây tổn hại nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp của tương lai” - hàm ư chỉ trích các điều khoản hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh, lĩnh vực mà Mỹ đang đi sau Trung Quốc.
Ở bên kia chiến tuyến, phe Dân chủ đôi khi dường như chỉ muốn coi khoa học - công nghệ là công cụ để đạt được các thay đổi về xă hội. Đạo luật CHIPS - vốn được coi là đạo luật then chốt để thúc đẩy năng lực chế tạo sản phẩm bán dẫn tại Mỹ - lại trở thành công cụ thúc đẩy các chính sách b́nh đẳng ở nơi làm việc.Ông Biden cũng giữ khoảng cách với các “ông trùm” công nghệ như Elon Musk, coi họ là đại diện của giới siêu giàu mà bỏ qua những lợi ích tương đồng.
Bất chấp những tranh căi liên quan đến DOGE, Elon Musk dễ dàng là lá cờ đầu thúc đẩy mục tiêu này. Ông có thể đứng lên tuyên bố nước Mỹ có thể giành thắng lợi trong tương lai nếu tập hợp tất cả nguồn nhân lực và vật lực cho phát triển khoa học - công nghệ. Mọi chính sách từ thuế, thương mại, nhập cư tới năng lượng sẽ phục vụ mục tiêu này.
Từng có những tổng thống Mỹ đặt ra các mục tiêu khoa học để thu hút cử tri. Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố nước Mỹ sẽ đưa người lên Mặt Trăng. Tổng thống Ronald Reagan kêu gọi các nhà khoa học biến vũ khí hạt nhân trở nên “lỗi thời”.
“Trong thời đại nền chính trị Mỹ đang hỗn độn, các khoảng trống ư thức hệ và ‘điểm mù’ sẽ là cơ hội cho bất cứ doanh nhân chính trị nào - đặc biệt là người có thể thoải mái chi hàng tỷ USD cho một cuộc thử nghiệm bầu cử”, ông Burns viết.
|