Áp lực tái vũ trang gia tăng đă khiến nhiều nước trong số 27 quốc gia thành viên EU gặp khó khăn trong việc đầu tư vào quốc pḥng trong khi vẫn phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu của khối.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine và bối cảnh an ninh châu Âu thay đổi đă thúc đẩy các nước EU cải thiện năng lực quốc pḥng của ḿnh.
Tuy nhiên, áp lực tái vũ trang gia tăng đă khiến nhiều nước trong số 27 quốc gia thành viên EU gặp khó khăn trong việc đầu tư vào quốc pḥng trong khi vẫn phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu của khối.
Trong bối cảnh đó, Hội đồng EU hôm 8/7 đă kích hoạt "điều khoản thoát hiểm" theo Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng (SGP) của khối này đối với 15 quốc gia thành viên, cho phép họ tạm thời "miễn nhiễm" với quy tắc về thâm hụt tài chính của khối để tăng mạnh chi tiêu quốc pḥng.
Các quốc gia thành viên được cấp phép bao gồm Bỉ, Bulgaria, Hungary, Croatia, Slovakia, Cộng ḥa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Slovenia, trang web của Hội đồng EU nêu rơ.
Các quốc gia EU được hưởng lợi từ các quy tắc tài chính khoan dung hơn cũng là thành viên của liên minh quân sự NATO, vốn đă nhất trí vào cuối tháng trước rằng sẽ tăng mạnh mục tiêu chi tiêu quốc pḥng lên 5% GDP vào năm 2035."Vào thời điểm quan trọng này, đầu tư vào năng lực quốc pḥng của chúng ta phải là ưu tiên hàng đầu", bà Stephanie Lose, Bộ trưởng Kinh tế Đan Mạch, quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, cho biết trong một tuyên bố với Euronews.
"Việc kích hoạt điều khoản thoát hiểm sẽ cho phép các quốc gia thành viên tăng chi tiêu quốc pḥng trong khi vẫn duy tŕ được tài chính công bền vững", bà Lose nói thêm.Đức cũng đă nộp đơn xin miễn trừ, nhưng Berlin vẫn chưa đệ tŕnh kế hoạch tài chính-cơ cấu trung hạn nêu rơ các khoản đầu tư công ưu tiên và cải cách trong những năm tới.
Chính phủ của Thủ tướng Friedrich Merz dự kiến sẽ làm điều này vào cuối tháng này, và sau đó, yêu cầu kích hoạt "điều khoản thoát hiểm" đối với Đức sẽ được Hội đồng EU xem xét và đưa ra quyết định trong vài tháng tới.
Các quốc gia thành viên EU có nghĩa vụ phải giữ thâm hụt dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tỉ lệ nợ dưới 60% GDP. Khi "điều khoản thoát hiểm" – có hiệu lực trong 4 năm – được kích hoạt, các quốc gia nói trên có thể chi thêm 1,5% GDP cho quốc pḥng mà không phải chịu h́nh phạt.
Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng cho chi tiêu quốc pḥng. Đối với tất cả các khoản chi khác, các quốc gia thành viên vẫn phải tuân thủ các quy tắc ngân sách và phải cam kết thực hiện khuôn khổ quản trị kinh tế đă sửa đổi bất kể việc kích hoạt điều khoản này, Hội đồng EU cho biết.
|